logo

Hoạt động trải nghiệm lớp 1

 Hoạt động trải nghiệm

Chủ đề 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC

Tuần 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM

Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

LÀM QUEN VỚI HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

1. Mục tiêu

HS được tham gia và làm quen với hoạt động Sinh hoạt dưới cờ

2. Gợi ý cách tiến hành

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức

+ Chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục

+ Đứng nghiêm trang.

+ Thực hiện nghi lễ: chào cờ, hát Quốc ca.

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình của tiết chào cờ

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường

- GV giới thiệu và nhấn mạnh hơn cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục HS tình yêu Tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức; rèn luyện kĩ năng sống; gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của HS

+ Một số hoạt động trong tiết chào cờ: thực hiện nghi lễ chào cờ, nhận xét thi đua của các lớp trong tuần; tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho HS, góp phần giáo dục một số nội dung: an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

Tiết 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM

1. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Làm quen với trường học mới, trường tiểu học

- Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường

- Vui vẻ, phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới

2. Chuẩn bị

- Tranh ảnh về ngôi trường tiểu học

- Những hình ảnh có ý nghĩa truyền thống của trường tiểu học – nơi HS bắt đầu đến trường

- Các dụng cụ vui chơi tuỳ thuộc vào trò chơi GV lựa chọn

3. Các hoạt động cụ thể

Hoạt động 1: Tham quan trường học

1. Mục tiêu

Giúp HS nhận diện được nhiều hình ảnh về trường tiểu học, về các hoạt động, vui chơi của HS ở trường tiểu học

2. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh có trong danh sách; gợi ý cụ thể để các em biết cách quan sát tranh/ảnh với các câu hỏi như:

+Bức tranh này có đẹp không? Em thấy những gì trong bức tranh này?

+ Em thích những gì có trong các bức tranh?

+ Vào học lớp 1 rồi, em cũng sẽ được tham gia nhiều hoạt động như các bạn trong tranh. Em có muốn được tham gia hoạt động với các bạn không? Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?

- GV đưa HS đi tham quan trường: khu lớp học, các phòng chức năng (phòng âm nhạc, phòng mĩ thuật, phòng máy tính), sân tập thể dục, phòng ăn, thư viện, vườn trường. Sau đó, GV có thể đặt cho HS các caau hỏi như:

+ Trường tiểu học mới của em có gì khác với trường mẫu giáo mà em đã học?

+ Em thích nơi nào nhất trường?

3. Kết luận

HS quan sát trường học và các hoạt động học tập, vui chơi ở nhà trường. Qua đó, các em bước đầu có hiểu biết về trường tiểu học của mình. Trường tiểu học khác xa với trường mẫu giáo các em học trước đây, có nhiều phòng học, phòng chức năng và nhiều hoạt động học tập, vui chơi đa dạng

Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc

a) Mục tiêu

Giúp HS tập luyện cách chia sẻ với bạn bè về những điều mà em biết được qua hoạt động thứ nhất hoặc trước đó em đã được biết về trường tiểu học

b) Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS chia sẻ theo bàn hoặc theo từng cặp đôi về những điều mà các em nhận biết được sau khi được tham quan trường học hoặc xem ảnh GV giới thiệu

- GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ những bàn/cặp đôi HS còn đang lúng túng

c) Kết luận

- HS rèn luyện kĩ năng làm việc tập thể hoặc theo nhóm trong các hoạt động chung của lớp

- HS biết cách chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình

Hoạt động 3: Trò chơi “ cùng về đích”

a) Mục tiêu

Giúp HS biết cách cùng vui chơi với nhau qua việc chơi các trò chơi của HS tiểu học

b) Cách tiến hành

- GV giới thiệu trò chơi, phổ biến luật chơi, hướng dẫn HS làm mẫu. HS làm thử theo hướng dẫn của HS

- Luật chơi:

+ Mỗi đội chơi có 5 em xếp thành hàng dọc, nắm tay nhau. Các đội đứng vào vị trí xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “Xuất phát”, các đội bắt đầu di chuyển. Đội nào về đích trước mà vẫn giữ nguyên hàng (không em nào bị tuột tay) thì đội đó thắng cuộc

+ HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV và làm theo đúng luật chới. Các em nhắc nhở và giúp đỡ nhau thực hiện trò chơi thật vui vẻ

- GV theo dõi, quan sát, động viên, giúp đỡ những đội chơi còn lúng túng

c) Kết luận

HS làm quen được với nhau thông qua trò chơi tập thể, qua đó các em biết được những trò chơi của HS tiểu học

Tiết 3: SINH HOẠT LỚP

CÁC BẠN CỦA EM

1. Mục tiêu

HS bước đầu giới thiệu bản thân và làm quen với một số bạn mới trong lớp

2. Gợi ý cách tiến hành

- GV ổn định và sắp xếp, đổi lại chỗ ngồi của các HS trong lớp (nếu cần)

- Tổ chức cho HS từng bàn giới thiệu và làm quen với nhau. GV có thể gợi ý một số câu hỏi: Tên bạn là gì? Nhà bạn ở đâu? Bạn thường tham gia những hoạt động nào ngoài giừo học? Bạn đã biết những bạn nào trong lớp?

- Một số cặp HS lên trước lớp và giới thiệu về bản thân

- GV nhận xét và nhấn mạnh với HS về việc làm quen với các hoạt động học tập, vui chơi và thân thiện, đoàn kết với các bạn khi ở trường

Chủ đề 2:

CHỦ ĐỀ: “LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP” - LỚP 1 (3 tiết)


I. MỤC TIÊU:

1. Yêu cầu cần đạt

HS tự giác, tích cực tham gia các hoạt động, phát huy tính sáng tạo của bản thân.

HS có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch, đẹp.

2. Phẩm chất, năng lực:

a. Phẩm chất:

  Phẩm chất trách nhiệm: HS có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường lớp; có thói quen sắp xếp đồ dùng học tập và các vật dụng ngăn nắp.

Phẩm chất nhân ái: Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè khi thực hiện nhiệm vụ.

Phẩm chất trung thực: HS nêu nhận xét, ý kiến của bản thân một cách thẳng thắn.

Chăm chỉ: Học sinh làm các việc cụ thể hằng ngày để góp phần bảo vệ cảnh quan trường lớp.

Phẩm chất yêu nước: Yêu trường, lớp; yêu lao động.

b. Năng lực:

  Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tham gia các hoạt động, hoàn thành các nhiệm vụ trong bài học.

  Năng lực giao tiếp và hợp tác: mạnh dạn trình bày trước nhiều người, biết nói lên nhận xét, suy nghĩ của bản thân; biết phối hợp với các bạn trong nhóm, trong lớp để thực hiện các hoạt động và giải quyết vấn đề.

  Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra những cách giải quyết, suy nghĩ của bản thân; tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của cá nhân và của nhóm.

Năng lực thể chất: Tham gia các trò chơi vận động, vệ sinh trường lớp.

Năng lực thẩm mĩ: Tham gia vẽ tranh.


II. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên:

Máy tính, loa.

Phiếu hoạt động nhóm.

Phiếu đánh giá các nhân, phiếu đồng đẳng.

b. Học sinh:

Dụng cụ lao động: giẻ lau, chổi, hót rác.

Giấy A3, bút màu, bút chì.


III. NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG:

1. Chuỗi hoạt động tổ chức bài học.

Tên hoạt động

Mục tiêu

Phương thức tổ chức

Thời gian dự kiến

Năng lực, phẩm chất

Cơ sở đánh giá

Khởi động

HS có ý thức bảo vệ môi trường.

Tổ chức trò chơi “Những chiến binh xanh”

10’

+ Năng lực: năng lực thể chất; năng lực hợp tác.

+ Phẩm chất: trách nhiệm

Kết quả tham gia trò chơi của các nhóm

Khám phá

Hoạt động 1:

+ HS làm các việc thiết thực giúp giữ gìn vệ sinh trường lớp.

+ Nêu ý nghĩa của việc giữ trường lớp sạch, đẹp.

Phỏng vấn, hỏi đáp

5’

+ Năng lực: năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ, tự học.

+ Phẩm chất: yêu lao động.

Kết quả thảo luận; câu trả lời của nhóm, của các nhân HS

Hoạt động 2: Xử lý tình huống

+ HS giải quyết một số tình huống thường gặp.

+ HS nêu vai trò ý thức mỗi cá nhân đối với việc giữ gìn vệ sinh chung

GV cho hs xem video về 2 tình huống:

+ HS vứt rác bừa bãi.

+ HS coi việc giữ vệ sinh trường lớp là việc của các cô lao công

10’

+ Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác.

+ Phẩm chất: yêu trường lớp, có trách nhiệm

Kết quả thảo luận

Hoạt động 3:

+ HS có hứng thú với các hoạt động vệ sinh trường lớp

Vẽ tranh theo nhóm

10’

+ Năng lực: hợp tác, sáng tạo; thẩm mĩ.

+ Phẩm chất: có tinh thần trách nhiệm.

Các bức tranh của các nhóm

Luyện tập, thực hành

+ HS lao động vệ sinh trường, lớp

+ HS sắp xếp đồ dùng cá nhân và dụng cụ học tập ngăn nắp

Tổ chức lao động vệ sinh lớp học (lau bàn ghế, cửa kính, quét phòng học, sắp xếp giá sách, bàn ghế, vật dụng cá nhân, đồ dùng học tập trong lớp)

35’

+ Năng lực: hợp tác; tự chủ, tự học, thẩm mĩ.

+ Phẩm chất: Yêu lao động.

Kết quả vệ sinh lớp học, sắp xếp đồ dùng cá nhân của HS

Vận dụng

+ HS giữ gìn vệ sinh trường lớp để chào mừng ngày 20/11

+ HS hình thành thói quen gọn gàng, ngăn nắp ở trường cũng như ở nhà

+ GV phát đông phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh trường lớp chào mừng ngày 20/11 giữa các tổ.

+ HS lập kế hoạch hoạt động vệ sinh ở trường và ở nhà

20’

+ Năng lực: Tự chủ, tự học; hợp tác.

+ Phẩm chất: trách nhiệm

Kết quả quá trình thực hiện phong trào – theo ngày, theo tuần.

Đánh giá

+ HS đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của cá nhân và các bạn trong nhóm.

+ GV đánh giá được sự tự giác của HS khi tham gia các hoạt động và những tiến bộ cụ thể của từng em

+ Phát phiếu đánh giá của cá nhân.

+ Phát phiếu đồng đẳng

15’

+ Năng lực: giải quyết vấn đề, tự chủ tự học.

+ Phẩm chất: Trung thực.

+ Phiếu đánh giá: cá nhân, đồng đẳng

+ Kết quả tham gia các hoạt động của HS

2. Các hoạt động cụ thể.

Hoạt động khởi động – kết nối chủ đề:

a. Mục tiêu:

HS có ý thức bảo vệ môi trường.

b. Cách thức thực hiện:Tổ chức trò chơi “Những chiến binh xanh”

Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 đội.

Bước 2: GV phổ biến cách chơi.

HS sẽ là những chiến binh xanh giúp giữ gìn trường……. sạch đẹp. GV để trước mỗi đội 1 thùng caton có đề dòng chữ (Hãy cho tôi rác), phát cho mỗi đội 1 giỏ đựng các tờ giấy đã qua sử dụng. Nhiệm vụ của các đội: lần lượt từng thành viên sẽ vò tờ giấy lại và ném vào thùng caton (cách 2m). Đội nào ném trúng đích nhiều hơn đội đó dành chiến thắng.

Bước 3: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

Bước 4: GV tổng hợp kết quả và trao đổi, dẫn dắt vào chủ đề.

Hoạt động khám phá.

Hoạt động 1:

1. Mục tiêu:

+ HS làm các việc thiết thực giúp giữ gìn vệ sinh trường lớp.

+ Nêu ý nghĩa của việc giữ trường lớp sạch, đẹp.

Hoạt động trải nghiệm lớp 1

2. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Phỏng vấn nhanh.

+ HS tiến hành phỏng vấn nhanh theo cặp về nội dung:

“Bạn đã làm những việc gì để giữ gìn vệ sinh ở môi trường xung quanh?”

“Bạn đã tham gia các hoạt động nào để giữ trường lớp sạch, đẹp?”

Bước 2: Hỏi đáp.

GV đặt câu hỏi: “Việc giữ gìn trường lớp sạch, đẹp có tác dụng gì đối với chúng ta?”

HS trả lời và tham gia nhận xét ý kiến của các bạn.

+ Giúp cảnh quan trường lớp đẹp hơn.

+ Đảm bảo môi trường học tập, vui chơi lành mạnh, tăng cường sức khỏe.

+ Hình thành các thói quen tốt.

Xử lý tình huống.

1. Mục tiêu:

+ HS giải quyết một số tình huống thường gặp.

+ HS nêu vai trò ý thức mỗi cá nhân đối với việc giữ gìn vệ sinh chung

2. Cách thức thực hiện:

Bước 1: GV cho HS xem video về 2 tình huống (HS vứt rác bừa bãi, HS coi việc giữ vệ sinh trường lớp là việc của các cô chú lao công)

Bước 2: HS tiến hành thảo luận trả lời câu hỏi “Nếu em là bạn của bạn nhỏ trong video em sẽ làm gì?”

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Bước 4: GV nhận xét và trao đổi.

Vẽ tranh

1. Mục tiêu:

HS có hứng thú với các hoạt động vệ sinh trường lớp

2. Cách thức thực hiện: Vẽ tranh theo nhóm.

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm vẽ một bức tranh về hoạt động giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

Bước 2: HS tiến hành vẽ tranh.

Bước 3: Triển làm tranh.

Bước 4: HS nhận xét bức tranh của nhóm bạn.

Bước 5: GV tổng kết và trao đổi.

Hoạt động luyện tập, thực hành:

1. Mục tiêu:

+ HS lao động vệ sinh trường, lớp

+ HS sắp xếp đồ dùng cá nhân và dụng cụ học tập ngăn nắp

2. Cách thức thực hiện: Tổ chức lao động tại lớp.

Bước 1: HS sắp xếp lại đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập của mình ở lớp.

Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho cách nhóm tiến hành lao động vệ sinh lớp học: Quét phòng học, lau bảng, lau bàn ghế, lau cửa kính.

Bước 3: GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.

Hoạt động vận dụng:

1. Mục tiêu:

+ HS giữ gìn vệ sinh trường lớp để chào mừng ngày 20/11

+ HS hình thành thói quen gọn gàng, ngăn nắp ở trường cũng như ở nhà

2. Cách thức thực hiện:

+ GV phát đông phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh trường lớp chào mừng ngày 20/11 giữa các tổ (Phát phiếu theo dõi thực hiện phong trào cho nhóm trưởng).

+ HS lập kế hoạch hoạt động vệ sinh của nhóm làm ở trường, lớp và của cá nhân làm ở nhà.

Hoạt động đánh giá.

1. Mục tiêu

+ HS đánh giá được mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của cá nhân và các bạn trong nhóm.

+ GV đánh giá được sự tự giác của HS khi tham gia các hoạt động và những tiến bộ cụ thể của từng em.

2. Cách thức thực hiện:

- GV phát phiếu đánh giá cá nhân, phiếu đồng đẳng cho HS, hướng dẫn HS cách đánh giá.

- GV tổng hợp kết quả phiếu, kết quả tham gia các hoạt động của HS để đánh giá. Có hướng giúp đỡ từng HS cụ thể.

icon-date
Xuất bản : 27/09/2021 - Cập nhật : 28/09/2021