logo

Hoàn thành PTHH sau: Zn + 2NaOH

Câu hỏi: Hoàn thành PTHH sau: Zn + 2NaOH

Trả lời:

Zn + 2NaOH → Na2ZnO+ H2

- Điều kiện phản ứng: Đun nóng.

- Cách thực hiện phản ứng: Nhỏ 2ml NaOH đặc vào ống nghiệm chứa 1 mẩu kẽm, rồi đun nóng.

- Hiện tượng nhận biết phản ứng: mẩu kẽm tan dần, có khí thoát ra.

Cùng Top lời giải mở rộng kiến thức về Kẽm và vai trò của kẽm trong cuộc sống nhé!

1. Kẽm là gì?

Về mặt hóa học: Kẽm là một nguyên tố kim loại lưỡng tính. Nó là nguyên tố đầu tiên trong nhóm 12 của bảng tuần hoàn nguyên tố, Kẽm chiếm khoảng 0,0075% trong vỏ Trái Đất, là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong lớp vỏ Trái Đất và có 5 đồng vị bền.

Zn + 2NaOH | Hoàn thành PTHH

Kí hiệu hóa học: Zn

Cấu hình electron là [Ar]3d104s

Số hiệu hóa học là 30

Trạng thái oxi hóa thông thường duy nhất là +2.

Về mặt sinh học: Kẽm được xem là một chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể con người. Cơ thể không thể tự sản sinh ra kẽm mà cần được bổ sung từ bên ngoài, mặc dù cơ thể chỉ cần chúng với một lượng rất ít nhưng nếu thiếu sẽ dẫn đến một số tình trạng bệnh lý.

2. Tính chất vật lý

Kẽm là kim loại có màu trắng xanh, óng ánh, nghịch từ,. Tuy nhiên, kẽm phẩm cấp thương mại thì có màu xám xỉn.

Sự phân bố tinh thể kẽm loãng, có cấu trúc tinh thể sáu phương. Kết cấu lục giác không đều, mỗi nguyên tử có sáu nguyên tử gần nhất (cách khoảng 265,9 pm). và sáu nguyên tử khác ở khoảng cách lớn hơn 290,6 pm.

Kẽm dẫn điện khá tốt.

Kim loại kẽm cứng và giòn, dễ uốn từ.

Khối lượng riêng: 7,13 g /cm3

Nhiệt độ nóng chảy : ( 419,5°C,; 787,1F )

Điểm sôi : 907°C,  thấp nhất so với các loại khác

3. Tính chất hóa học của zn

– Kẽm là kim loại có độ hoạt động trung bình và là chất có tính oxy hóa mạnh.

– Kẽm cháy trong không khí cho ngọn lửa màu xanh lục tạo ra khói kẽm ôxít:

Zn + O2 → ZnO

– Kẽm dễ dàng phản ứng với các axít, kiềm và các phi kim khác:

+ Tác dụng với axit: Zn + H2SO4 → 2H2O + SO2 + ZnSO4

+ Tác dụng với kiềm: Zn + NaOH → Na2ZnO2 + H2

+ Tác dụng với phi kim khác: Zn + Cl2   → ZnCl2

– Kẽm còn có thể tác dụng với nước nhưng phản ứng này hầu như không xảy ra vì trên bề mặt của kẽm có màng Hydrozincit, Zn5(OH)6(CO3)2 bảo vệ.

Tính chất hóa học của kẽm tương tự tính chất của các kim loại chuyển tiếp nằm ở vị trí cuối cùng của hàng đầu tiên như niken và đồng, mặc dù nó có lớp d được lấp đầy electron, do đó các hợp chất của nó là nghịch từ và hầu như không màu.

4. Công dụng của Kẽm

Vai trò của kẽm. Kẽm có nhiều chức năng sinh học quan trọng do nó liên quan đến cấu hình và chức năng của một loạt enzyme và các yếu tố phiên mã nhân tế bào. Nó là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein, đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phân chia tế bào, tham gia hình thành các tổ chức, phát triển cơ thể như tạo tế bào máu, tái cấu trúc tim, tạo tế bào mỡ, duy trì tế bào gốc, phát triển hệ xương và cơ trơn, tái tạo các tế bào thần kinh võng mạc. Kẽm là thành phần không thể thiếu để sản xuất insulin- hormone có vai trò điều tiết lượng đường máu.

+ Kẽm đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi (do thời kì này các tế bào phát triển rất nhanh), trong việc phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên.

+ Kẽm có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì nó kích thích sự phát triển các tế bào lympho B và lympho B, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng và chống lại nhiễm trùng.

+ Kẽm là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, vùng trung tâm bộ nhớ của não gọi là “vùng đồi hải mã” có hàm lượng kẽm rất cao. Kẽm và Vitamin B6 có vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh.

+ Kẽm có vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản. Ở nam giới, kẽm có nồng độ cao trong tuyến tiền liệt, tham gia vào sự trao đổi nội tiết tố, cân bằng chức năng tuyến tiền liệt, giúp duy trì số lượng và tính di động của tinh trùng và nồng độ testosterone trong huyết thanh. Thiếu kẽm làm chậm dậy thì ở trẻ nam, giảm chất lượng tinh trùng và khả năng tình dục của nam giới. Ở nữ giới, kẽm có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

+ Kẽm giúp điều hòa vị giác và cảm giác ngon miệng,

+ Ngoài ra, kẽm còn giúp hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác như: đồng (Cu), mangan (Mn), magne (Mg),...

icon-date
Xuất bản : 15/02/2022 - Cập nhật : 05/03/2022