Câu trả lời chính xác nhất: Hoàn cảnh sáng tác "Chuyện người con gái Nam Xương" là: “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục. Cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết hơn về tác giả, tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" trong nội dung dưới đây nhé!
- Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh - năm mất).
- Người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử - Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Ông sống ở thế kỉ XVI là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.
- Nguyễn Dữ là một người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin về quê nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ là Truyền kì mạn lục, gồm 20 truyện viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả.
>>> Tham khảo: Kể lại chuyện người con gái Nam Xương theo lời Trương Sinh
a. Xuất xứ
“Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục
b. Hoàn cảnh sáng tác "Chuyện người con gái Nam Xương"
Hoàn cảnh sáng tác Chuyện người con gái Nam Xương là: “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục, được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục.
- Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền ) là tác phẩm được viết bằng chữ Hán. Tác phẩm này có chịu ảnh hưởng của truyện truyền kỳ Trung Quốc - một thể loại truyện thường có yếu tố kỳ lạ, hoang đường. Nhưng điểm khác là Nguyễn Dữ đã biết khai thác các truyện cổ dân gian, các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam để sáng tạo ra tác phẩm của mình.
- Nhân vật chính của truyện thường là những người phụ nữ bất hạnh, khao khát hạnh phúc nhưng bị các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt xô đẩy vào hoàn cảnh éo le, oan khuất và bất hạnh.
c. Nội dung và ý nghĩa của chuyện
Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
d. Tóm tắt
Câu chuyện kể về Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương, tính tình nết na thuỳ mị. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha nó. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm vẫn đến nhà. Trương Sinh sẵn có tính ghen, mắng nhiếc và đuổi vợ đi. Phẫn uất, Vũ Thị Thiết chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn, Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng.
e. Bố cục
Gồm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình”. Cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà Trương Sinh.
Phần 2: Tiếp theo đến “nhưng việc trót đã qua rồi”. Sự hiểu lầm của Trương Sinh dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương.
Phần 3. Còn lại. Vũ Nương được giải oan.
f. Giá trị nội dung
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
- Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.
=> Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
g. Giá trị nghệ thuật
- Truyện viết bằng chữ Hán
- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật thành công.
--------------------------
Trên đây Toploigiai đã trả lời câu hỏi Hoàn cảnh sáng tác "Chuyện người con gái Nam Xương". Đồng thời, chúng tôi bổ sung các kiến thức về tác giả Nguyễn Dữ và đôi nét về tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" giúp các em hiểu sâu bài học hơn. Chúc bạn học tập thật tốt nhé.