logo

Hoa gạo rơi chưa mở mắt hạt vừng....câu thơ gợi anh/chị nhớ đến câu tục ngữ nào?

Câu hỏi: Hoa gạo rơi chưa mở mắt hạt vừng....câu thơ gợi anh/chị nhớ đến câu tục ngữ nào?

Trả lời:

  Câu thơ trên gợi nhớ đến câu tục ngữ: “Bao giờ cho đến tháng ba, hoa gạo rụng xuống bà già đắp chăn”

Ngoài ra, cùng Top lời giải tìm hiểu về sự tích hoa gạo nhé!


1. Nguồn gốc hoa gạo

    Là loài cây ưa thích khí hậu nhiệt đới có nguồn gốc từ Ấn Độ, hoa gạo sau đó được xuất hiện nhiều tại các quốc gia thuộc khu vực châu Á và Đông Nam Á đại diện như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan,.. trong đó có Việt Nam.

    Tại nước ta, hoa gạo còn có tên gọi khác là hoa mộc miên chúng được trồng nhiều ở khu vực phía Bắc. Là loài cây ưa sáng nên bạn có thể trồng chúng bất kỳ mùa nào trong năm chỉ cần nơi trồng thoáng mát, có đủ ánh sáng, đất trồng nếu đầy đủ chất dinh dưỡng cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa này chúng ta phải biết được hoa gạo nở vào mùa nào trong năm từ đó hoa sẽ toát lên sức hút đến với thực khách nhiều nhất.

Hoa gạo rơi chưa mở mắt hạt vừng....câu thơ gợi anh/chị nhớ đến câu tục ngữ nào?

2. Sự tích về hoa gạo

   Ở một bản nọ có chàng trai nghèo khoẻ mạnh, yêu cô sơn nữ xinh đẹp. họ chuẩn bị cưới thì trời đổ mưa, cơn lũ lớn cuốn phăng ngôi nhà và lễ vật của chàng. Dân bản trồng cây nêu để chàng lên trời hỏi sự tình. Ngày ra đi, chàng buộc vào tay cô gái băng vải đỏ, mỗi đầu có tua năm cánh thay cho lời thề thuỷ chung.

   Gặp Ngọc Hoàng, chàng thưa: "Trần gian mưa nắng thất thường, cuộc sống con người rất cực khổ. Xin người xem xét lại".

   Ngọc Hoàng hỏi xem ai trông coi mưa nắng, một vị thần tâu: "Đó là thần Sấm, nhưng thần vốn ham vui nên có lúc xao nhãng".

   Thần Sấm thưa: "Một mình thần không làm xuể. Xin người giữ chàng trai này lại giúp thần làm mưa". Ngọc Hoàng chuẩn tấu và truyền nâng bầu trời xa mặt đất để người hạ giới không lên được nữa. Chàng trai đành ở lại làm thần Mưa. Nhớ người yêu, nước mắt chàng trào ra.

    Nói về cô gái, ngày nào cô cũng trèo lên cây nêu trông ngóng. Một ngày tháng Ba, Ngọc Hoàng xuống hạ giới. Biết chuyện, ngài cho cô gái một điều ước. Nàng thưa: "Xin người biến cây nên thành loài hoa có rễ bám sâu, thân thẳng, ngọn cao để thần nhìn thấy anh ấy, dải vải đỏ biến thành bông hoa để anh ấy nhận ra thần". Thoả nguyện, cô gái gieo mình từ trên cao xuống.

    Nhìn những bông hoa đỏ nâng niu linh hồn người yêu, nước mắt thần Mưa rơi lã chã. Người ta gọi đó là hoa gạo, loài hoa đỏ rực như tình yêu nồng thắm.


3. Hoa gạo nở vào mùa nào trong năm 

      “ Bao giờ cho đến tháng ba, hoa gạo nở xuống bà già trút chăn”,  vì thế khi nhắc đến mùa hoa gạo nở người ta thường lập tức nghĩ đến tháng ba. Tháng mà mọi vạn vật được sinh sôi nảy nở sau khi trải qua sự thay da đổi thịt khi mùa xuân về. Nếu có dịp đến Hà Nội vào tháng ba âm lịch hằng năm, mới sẽ được ngắm một vùng trời đỏ rực tại các vùng nông thôn. Màu đỏ ấy làm ấm lên trong thực khách trong cơn mưa phùn tháng ba, điều này càng tô điểm thêm sự nổi bật và đáng nhớ tại các vùng nông thôn yên bình, xinh đẹp. Một điều đặc biệt hơn nữa đối với loài hoa gạo này đó là khi đến lúc nở bung những cánh hoa gạo đỏ rực lập tức lá trên thân cây sẽ rụng hết, chính vì điểm này mà người ta trông chúng như những ngọn lửa bùng cháy giữa vùng trời xanh ngắt.


4. Tượng trưng cho tình yêu

    Có lẽ khi nhắc đến hoa đại diện cho tình yêu đôi lứa thì có nhiều cái tên được kể đến như hoa hồng, hoa hướng dương,.. trong đó hoa gạo cũng không ngoại lệ. Khoác trên mình những bộ cánh hoa đỏ rực sắc màu, điều này càng thể hiện cho một tình yêu mãnh liệt, lãng mạn và chân thành, khát vọng cho một tình yêu cháy bỏng, sự mưu cầu hạnh phúc bên nhau và hy sinh vì nhau.

    “ Tháng ba hoa gạo nở rồi, chiều gom nắng nhạt anh ngồi chờ em’’  tình yêu của hoa gạo trong sáng và dễ thương vô cùng. Tình yêu ấy không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn là tình yêu quê hương, đất nước, vi mỗi khi nhớ quê không thể quên hình ảnh cây hoa gạo đỏ rực đứng sừng sững giữa tiết trời tháng ba.

Hoa gạo đỏ thẫm đầu làng
Người đi người ở xốn xang cõi lòng
Màu hoa như lửa tương phùng
Áo em hoa rụng, ngập ngừng trao anh
....

Hay:

Mêng mang mênh mang

Hoa gạo đo đỏ

Ngọn lửa nho nhỏ

Chùm đèn đong đưa

Đừng gọi gió, mưa

Giập vùi cánh mỏng

Cứ để đèn treo

Lung linh nhựa sống

Hoa gạo đỏ thẫm

Đồng lúa chín vàng

Con đường xanh biếc

Nắng chiều chói chang…


5. Ý nghĩa phong thủy

   Hình ảnh hoa gạo không chỉ đơn thuần là loài cây cho hoa bình thường mà chúng còn là loài cây mang biểu tượng cổ truyền của đất nước. Từ xa xưa người ta quan niệm rằng loài cây hoa gạo này có thể đuổi tà ma,  giữ sự yên bình hạnh phúc cho cả dân làng chính vì thế chúng rất được ưa chuộng và trồng từ đời này sang đời khác.

   Ngoài ra trong nền y học cổ truyền nghiên cứu các bộ phận của cây gạo có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh cho con người. Rễ và vỏ thân cây có tác dụng trong việc chữa trị xương khớp viêm loét dạ dày rất hiệu quả. Hoa gạo mang tính mát có thể giúp con người thanh nhiệt, giải độc trị các triệu chứng về đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ,…


6. Giới thiệu đôi nét về mùa hoa gạo Hà Nội 

    Cây gạo ở thủ đô không mọc thành hàng mà thường chỉ đơn độc một cây giữa những mái nhà xưa cũ. Cây thân thẳng, cao vượt mái nhà. Phần lớn cây gạo nơi đây là những cây đại thụ, có cây đến hơn trăm tuổi. Còn hoa gạo là loài hoa cánh đơn bao gồm 5 cánh. Mỗi cánh khá dày và không mọc sát nhau nhưng sẽ bung nở rộ cùng một thời điểm.

    Chính vì thế mà trong cơn mưa phùn lạnh lẽo tháng 3, những nhành hoa đỏ rực như ngàn ngọn nến lưng chừng giữa trời luôn khiến bao người đi ngang phải dừng chân lặng ngắm. Những mái nhà cổ được phủ bởi một tầng hoa gạo rụng hay những con đường ngập sắc đỏ của hoa là những hồi ức mà đi đâu xa người dân thủ đô vẫn luôn nhớ về. Nếu có cơ hội du lịch đến đây tháng 3, bạn tuyệt đối đừng bỏ qua mùa hoa này nhé!

icon-date
Xuất bản : 24/02/2022 - Cập nhật : 24/02/2022