logo

Câu ca dao “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên ta điều gì?

Câu hỏi: Câu ca dao “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên ta điều gì?

A. Tôn trọng lẽ phải

B. Liêm khiết

C. Giữ gìn chữ tín

D. Tôn trọng người khác 

Trả lời: 

Đáp án đúng: D. Tôn trọng người khác

Câu ca dao: "Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười" khuyên ta điều gì ?

Giải thích: 

Câu ca dao trên khuyên ta phải biết tôn trọng người khác. Ai cũng cõ điểm mạnh và điểm yếu cả, không được tự tin quá mức mà đi coi thường người khác. Nếu coi thường, khinh bỉ người khác thì khi ta rơi vào hoàn cảnh như họ ta sẽ bị người khác chê bai, khinh thường.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về câu ca dao trên nhé!

“Cười người hôm trước, hôm sau người cười”

Đó chính là một trong những nét thú vị của cuộc sống, nó mang đến cho bạn từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Sống thế nào thì sẽ nhận lại thế đấy. Người xưa dạy “Ở hiền gặp lành”, chắc chắn không sai. Chưa đi đến cuối cùng sao biết cuộc đời bạc bẽo?

Sống thiện gặp thiện báo, sống ác gặp ác báo. Thấy người sa cơ chớ nên cười cợt, chưa biết mai này mình còn gặp chuyện trái ngang hơn. Cuộc sống là một vòng tuần hoàn, bỏ công chăm bón vun trồng ắt sẽ nhận lại quả ngọt. Hiền lành không phải để người ta lợi dụng hay hà hiếp, hiền lành là thiện trong tâm. Nghĩ thiện, làm thiện, bớt sân si với cuộc đời. Mình chỉ làm những việc bản thân thấy đúng, thấy không hổ thẹn là được.

Câu ca dao “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên ta điều gì?
Cười người hôm trước, hôm sau người cười

Suy nghĩ về câu ca dao: 

Tôi lớn lên bên câu chuyện cổ tích hàng đêm bà vẫn kể. Tâm hồn tôi được nuôi dưỡng bằng những bài học nhân sinh của ba. Tuổi thơ tôi gắn liền với những câu ca dao mẹ vẫn thường nói. Trong số đó, câu ca dao:

“Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười ”

đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Sâu sắc không chỉ vì nó gắn liền với tuổi thơ tôi, mà còn vì nó chất chứa một bài học về cách đối nhân xử thế, cách sống cho đúng mực mà đến tận bây giờ tôi mới ngộ ra nhiều điều.

“Cười” là một hành động thể hiện trạng thái tâm lý của con người. Tiếng cười bao giờ cũng nhằm hai mục đích: thứ nhất, nó là tiếng cười giải trí, mua vui; thứ hai, nó nhằm châm biếm, phê phán một thói hư tật xấu nào đó. Ở ý nghĩa thứ hai này, tiếng cười thường mang ý nghĩa giáo dục. Tuy nhiên, không phải nó luôn tích cực trong mọi hoàn cảnh.

Trong câu ca dao trên, ở vế đầu câu nói, ông cha ta đề cập đến hành động “cười người”, ta có thể hiểu đây là tiếng cười châm biếm một ai đó, một đối tượng nào đó có tính chất, hành động đáng để chế giễu, có thể là một thói xấu hay có thể là một lồi lầm… Nhưng khi đặt trong ngữ cảnh câu ca dao, tiếng cười đó là biếu hiện của thái độ thiếu tôn trọng nếu không muốn nói là khinh thường đối với người khác. Nghiêm trọng hơn, thái độ ấy còn được kéo dài trong một khoảng thời gian “cười lâu” rồi dần dần xây dựng nên một định kiến không tốt, một kiểu cười cợt đay đi đay lại lỗi lầm, thiếu sót của người khác. Nếu vế đầu là hành động, thì vế sau lại là kết quả của hành động đó. Cụ thể hơn đây là kết cục “Gậy ông đập lưng ông” cho những người luôn tỏ thái độ khiếm nhã và sau đó chính họ lại gặp viễn cảnh tương tự: bị “ngườj cười”. Cái viễn cảnh đó không phải xa xôi, nó ngay nhãn tiền: “hôm trước – hôm sau” là khoảng thời gian tiếp nối gần kề, rất nhanh chóng. Qua câu nói ấy, ông cha muốn khuyên dạy thế hệ con cháu không nên có những hành động quá đáng, thiếu tế nhị trước những sai lầm, vấp ngã mà người khác gặp phải. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở cho một tương lai khả dĩ chúng ta cũng lâm vào hoàn cảnh như họ và khi ấy ta phải ngậm ngùi chịu lời cười chê của người đời.

Cuộc sống vốn dĩ muôn hình vạn trạng, với nhiều bất ngờ không ai dám chắc ngày mai sẽ có chuyện gì xảy ra. Ông bà ta có câu: “Sông có khúc, người có lúc”. Có thể hôm nay như chúng ta là giỏi, là tốt, là thành công. Nhưng ta không biết khiêm nhường mà lại huênh hoang coi trời bằng vung, xem thường người khác thì ắt sẽ gặp hậu quả khôn lường sau này. Trong câu chuyện “Trí khôn của ta đây”, chú trâu chẳng phải vì quá hả hê trước cảnh tượng chú hổ bị trí khôn của ông chủ đánh bại mà cười đến “bay” cả một hàm răng. Ket cục ấy chẳng phải đáng thương hay sao! Chú hổ kia giờ phải chăng sẽ nhìn chú trâu bằng cặp mắt “thương hại”. Đó là một minh chứng điển hình cho câu nói “Cười người hôm trước hôm sau người cười”. Vả lại, “nhân sinh vô thập toàn”. Có ai toàn vẹn trước sau, chưa từng một lần có sai sót đâu mà lại tự cho mình cái quyền đi chế giễu người khác? Trước một vấn đề, chúng ta có rất nhiều cách để cư xử, giải quyết. Vậy tại sao chúng ta không chọn cách để cả ta và người đối diện cảm thấy thoải mái nhất. Hai con người sinh ra đã có hai số phận, không ai có thể chọn điểm khởi đầu, nhưng điểm kết thúc lại nằm trong tay mỗi chúng ta. Nếu ta may mắn được sinh ra trong một gia đình mà ở đó ta được hưởng những điều tốt đẹp nhất thì hãy lấy đó là vinh dự, là niềm động viên để có thể duy trì và phát triển. Đừng như những kẻ tự phụ, họ chỉ biết buông nụ cười trên nỗi đau của người khác và thỏa mãn trước những gì mình đang có.

Và cũng đừng nên ôm suy nghĩ bây giờ ta hơn họ thì mãi là như thế! Những kiếp người kém may mắn hơn chúng ta ngoài kia thừa sức vượt mặt ta, nếu họ không ngừng cố gắng trong lúc ta tiếp tục dậm chân tại chỗ. Có biết bao con người, vì biết tự trong tấm thân, không chịu được nồi nhục bị chê cười, đã âm thầm phấn đấu. Họ đã biết lấy nỗi đau làm động lực, lấy tiếng cười khen chê của thiên hạ mà bấm chí. Câu chuyện kì diệu về cuộc đời của chàng trai khuyết tật Nick Vụịicic là một minh chứng hùng hồn nhất cho nghị lực con người. Từ một cậu bé mất cả tứ chi, trở thành trò cười cho bạn bè cùng trang lứa, ôm mặc cảm tự ti và từng nghĩ đến cái chết để giải thoát, Nick đã chứng minh cho thế giới thấy ràng tiếng cười hẹp hòi, nông nổi là một con dao sát nhân và cũng là một bậc thang để anh đến với vinh quang. Cuộc đời anh như là một huyền thoại, cái huyền thoại được tạo nên từ nước mắt của chính anh và tiếng cười cợt khiếm nhã của người đời.

Hoặc nhiều khi, chẳng phải vì kém cỏi mà họ sai lầm. Có ai đó đã nói ràng: Những người thành công lớn thường vấp phải sai lầm nhiều hơn người bình thường. Ford đã từng phải muối mặt với giới xe hơi khi tuyên bố phá sản công ty bốn lần. w. Disney từng bị đuổi việc vì bị cho rằng “thiếu ý tưởng”. Steve Jobs từng bị phế truất quyền lực và bị ra khỏi công ty mà mình đổ bao công sức tạo dựng nên. Và Mark Zuckerberg – cha đẻ Facebook – đã từng thất bại đau điếng trước khi anh lập ra được một trong những trang mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới. Hẳn là khi những con người ấy thất bại, họ phải nhận bao chỉ trích, đả kích; thế nhưng rồi họ vụt cao, thành người khổng lồ. Bởi cái sai lầm, vấp ngã của họ là một thử nghiệm vĩ đại, là một tìm tòi, một phát minh, thậm chí có thể là một tiền đề kinh nghiệm xương máu cho họ thành công ở bước đi kế tiếp. Ford đã làm nên một thương hiệu xe nổi tiếng trên toàn càu, Disney đã làm nên đế chế hoạt hình cho trẻ em trên khắp thế giới xem và Steve đã khiến cho những kẻ đã từng “hất chân” ông phải nhã nhặn sáp nhập công ty riêng của ông và ngã mũ mời ông làm việc trở lại. Câu chuyện của họ khiến cho những kẻ đang cười cợt một ai đó ngoài đời kia phải giật mình mà nín lặng.

Cho nên, chê cười và khinh miệt người khác chỉ vì họ không được như ta hôm nay là một việc cần phải dừng lại ngay lập tức nếu không muốn biến niềm vui hôm nay trở thành nỗi xấu hổ sau này. Đó là chỉ mới nói đến cái hậu quả tai hại mà cá nhân người cười gặp phải. Có khi tiếng “cười lâu” nó còn gây ra những hệ lụy khủng khiếp mà ta không ngờ tới.

Song, xét ở những khía cạnh khác nhau, câu ca dao cũng cung cấp những bài học khác nhau về triết lí nhân sinh của cuộc sống. Tiếng cười chê trách hay tiếng cười phê phán chưa hẳn là hoàn toàn xấu. Trong cuộc sống đôi khi nụ cười ấy cũng giống như một diễn viên nhận vai phản diện. Trên màn ảnh, họ thật xấu, thật độc ác nhưng thực tế họ chỉ cố hoàn thành tốt vai diễn của mình. Có những người mượn nụ cười để chê trách, giễu cợt điểm xấu của người khác nhưng nó lại chính là một liều thuốc làm thức tỉnh những con người sa ngã kia và họ từ bị khinh thường gượng dậy phấn đấu. Có phải vậy mà câu chuyện tình bạn đặc biệt của Lưu Bình – Dương Lễ đã trở thành kinh điển với những ai muốn dùng tiếng cười để “khích tướng” người bạn sa đà chểnh mảng biết làm lại từ đầu? Với lại, một số trường hợp, việc ta đi “cười người” là có thể hiểu được, bởi lẽ tại điểm xuất phát họ (những kẻ bị cười) có thể chẳng có gì, nhưng vì sự nỗ lực không ngừng, họ vươn lên và bỏ qua đối thủ lười biếng và tự mãn. Đối với những người suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” mà không chịu cố gắng trong cuộc sống thì bị chê cười là hoàn toàn chính đáng. Họ đáng bị chê cười, bị xem thường vì sự lười biếng, ỷ lại của mình. Và những người thực sự cố gắng có quyền cười hãnh diện trước những kẻ hèn nhát, thiếu bản lĩnh. Tất nhiên những con người đi lên từ sự phấn dấu không ngừng, hơn ai hết họ hiểu mình cần phải làm gì để có thể tiếp tục ngẩng cao đầu bước đi mà không sợ bị chê cười khi vấp ngã. Vì họ ngã chỗ nào họ sẽ đúng dậy được chỗ đó và tiếp tục đi về phía trước. Cũng thế cho nên, tuy nói là họ có quyền tự hào về bản thân, và cũng cười chê những con người kém ý chí, họ cũng sẽ không “cười lâu” bởi họ biết, một ngày nào đó, những kẻ kia sẽ biết đứng dậy để đi tới.

Cuộc sống luôn có hai mặt trái và phải, một vấn đề, một nhận định cũng có những khía cạnh khác nhau của nó. Khi chúng ta xem xét một việc nào đó ta phải biết điểm nào đúng để học hỏi, điều nào hay để tích lũy. Còn điểm chưa đúng hoặc giả chưa hoàn toàn đúng thì cần được cân nhắc cho phù họp hơn. Nhưng dù thế nào đi nữa, bài học về cách sống, cách cư xử sao cho phải phép mà ông cha ta đã để lại qua câu ca dao

“Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười ”

cũng là một bài học vô cùng ý nghĩa mà mỗi một thế hệ trẻ chúng ta cần phải biết và phải hiểu để ngày một hoàn thiện bản thân.

icon-date
Xuất bản : 09/02/2022 - Cập nhật : 11/02/2022