logo

Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào hình tượng đó?

Câu hỏi: Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào hình tượng đó?

Trả lời

- Phản ánh nhận thức rằng, những hiện tượng tự nhiên diễn ra trong cuộc sống được tạo bởi một thế lực siêu nhiên nào đấy.

- Hình tượng của của các vị thần đã thể hiện được khát vọng được chinh phục thế giới tự nhiên. Con người tạo ra tiếng gà gáy để xua đuổi thần Sét, đứa con của thần Gió bị đày xuống trần gian vì đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi hạ giới.

>>> Xem trọn bộ: Bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới SGK 10 trang 11, 12, 13, 14 - Văn Kết nối tri thức

Tìm hiểu Thần thoại và văn học

Thần thoại khá gần gũi với văn học khi cả hai đều có tính hình tượng trong nội dung. Tuy vậy, thần thoại mang tính hình tượng một cách vô ý thức, khác biệt với những sáng tác văn học. S. S. Averintzev cho rằng, sự khác nhau giữa thần thoại và văn học có thể kể ra ở vài phương diện: thứ nhất, thần thoại là sản phẩm sáng tạo tập thể ở thời kỳ trong ý thức chưa hình thành sự phản tư (reflexion), trong khi đó văn học đã tách khỏi folklore là sự phản tư của chủ thể tác giả. Thứ hai, các hình tượng của thần thoại được "đồ vật hóa", chưa sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, phúng dụ hay các hình thức chuyển nghĩa khác của văn học. Thứ ba, văn học hướng tới những tiêu chuẩn thẩm mỹ mang tính tự trị, trong khi đó thần thoại còn chưa biết đến việc tách phạm vi thẩm mỹ ra khỏi cái khối các nguyên tố tự phát chưa phân lập của ý thức. Bởi vậy thần thoại, với tất cả tính nguyên hợp tư tưởng của nó trong tư duy nguyên thủy, chẳng những là thi ca nguyên thủy mà còn là tôn giáo nguyên thủy, triết học nguyên thủy, khoa học nguyên thủy v.v.

Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào hình tượng đó?

Có thể nói, văn học gắn bó mật thiết với thần thoại, không chỉ về mặt nguồn gốc (thông qua truyện cổ tích và sử thi dân gian) mà còn về kiểu phản ánh thực tại (tính hình tượng). Chính vì vậy, văn học về sau thường không từ bỏ các cơ sở thần thoại. Văn học cổ đại, Phục hưng, lãng mạn, hiện thực đều sử dụng các hình mẫu, motip thần thoại, thủ pháp thần thoại hóa, thậm chí cả kiểu sáng tác huyền thoại (chủ nghĩa huyền thoại, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo v.v.). Một loạt motip văn học được xếp vào motip thần thoại và mở rộng đến cả những motip không thần bí, nhưng được xem là gắn với những mẫu gốc (archétype) của tư duy thần thoại. Dù vậy, văn học về nguyên tắc không phải là thần thoại; và các quy luật đặc thù của văn học không phải chỉ là đem phối hợp với các mẫu gốc của thần thoại.

icon-date
Xuất bản : 10/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022