Câu trả lời đúng nhất: Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM gồm Thư viện Trung tâm và 08 thư viện của các trường đại học và viện thành viên thuộc ĐHQG-HCM (TV Trường ĐH Bách Khoa, TV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, TV Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, TV Trường ĐH Quốc tế, TV Trường ĐH Kinh tế - Luật, TV Trường ĐH Công nghệ Thông tin, TV Trường ĐH An Giang, TV Viện Môi trường & Tài nguyên).
Để tìm hiểu chi tiết hơn về Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM, Toploigiai mời bạn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Vietnam National University Ho Chi Minh City) là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam, được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, được đánh giá là một trong 1000 trường/nhóm trường đại học tốt nhất thế giới của Việt Nam.
Nằm ở khu vực phía Đông TP.HCM - đô thị phát triển bậc nhất Việt Nam, ĐHQG-HCM được Chính phủ Việt Nam thành lập vào năm 1995 nhằm kiến tạo một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Với tổng diện tích 643,7 hecta theo mô hình đô thị đại học hiện đại, ĐHQG-HCM là một trong những cơ sở giáo dục lớn nhất Việt Nam với 38 đơn vị, trong đó có 7 trường đại học thành viên (Trường đại học Bách Khoa, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường đại học Quốc Tế, Trường đại học Công nghệ Thông tin, Trường đại học Kinh tế - Luật, Trường đại học An Giang), 1 viện nghiên cứu khoa học thành viên (Viện Môi trường và Tài nguyên), 2 khoa trực thuộc (Khoa Y, Khoa Chính trị - Hành chính), 1 Phân hiệu tại tỉnh Bến Tre và 27 đơn vị trực thuộc là các tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện, các tổ chức phục vụ đào tạo, dịch vụ.
>>> Tham khảo: Các ngành của trường Đại học Ngoại thương Tp HCM?
ĐHQG-HCM gồm 06 trường đại học, 01 khoa, 01 viện và trung tâm trực thuộc có tuyển sinh và đào tạo trình độ đại học là: Trường ĐH Bách khoa (QSB), Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (QST), Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (QSX), Trường ĐH Quốc tế (QSQ), Trường ĐH Công nghệ Thông tin (QSC), Trường ĐH Kinh tế - Luật (QSK), Khoa Y (QSY), Viện Đào tạo Quốc tế (IEI) và Trung tâm Đại học Pháp (PUF).
a. Trường Đại học Bách khoa
Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật, Công nghệ. Mục tiêu của Trường là tạo ra bước phát triển đáng kể về giá trị và đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động giáo dục đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong môi trường sáng tạo, chuyên nghiệp.
Các nhóm ngành/ngành đào tạo: Công nghệ Thông tin, Điện - Điện tử, Cơ khí - Cơ Điện tử, Công nghệ Hóa - Thực phẩm - Sinh học, Xây dựng, Kỹ thuật - Địa chất - Dầu khí, Kỹ thuật và Quản lý Môi trường, Kỹ thuật giao thông, Vật lý Kỹ thuật - Cơ kỹ thuật, Kỹ thuật Dệt may, Kiến trúc, Quản lý Công nghiệp, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Kỹ thuật Vật liệu, Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ, Kỹ thuật Vật liệu xây dựng, Bảo dưỡng Công nghiệp (CĐ).
b. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, cung cấp nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia trình độ cao trong lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học công nghệ mũi nhọn, có năng lực sáng tạo, làm việc trong môi trường quốc tế.
Trường hiện có 9 khoa:
- Khoa Công nghệ thông tin
- Khoa Toán – Tin học
- Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật
- Khoa Hóa học
- Khoa Sinh học & Công nghệ Sinh học
- Khoa Môi trường
- Khoa Khoa học và Công nghệ vật liệu
- Khoa Địa chất
- Khoa Điện tử Viễn thông.
Ngoài ra Trường ĐH Khoa học Tự nhiên còn có 16 trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thực hiện các dự án trọng điểm và nghiên cứu chuyên sâu, mũi nhọn.
>>> Tham khảo: Xét học bạ Đại học Nông Lâm TP HCM 2022
c. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (tiếng Anh: VNU Hanoi University of Social Sciences and Humanities; viết tắt: VNU Hanoi-USSH) là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trụ sở chính của Trường đặt tại số 336 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo 13.000 sinh viên các hệ, trong đó có 3.100 học viên cao học và 292 nghiên cứu sinh. Số lượng cán bộ, giảng viên là 500 người, trong đó có 15 Giáo sư, 94 Phó Giáo sư, 168 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ cùng 192 Thạc sĩ.
d. Trường Đại học Kinh tế - Luật
Trường đại học Kinh tế - Luật (UEL) được thành lập theo Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 24/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tiền thân của Trường là Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM), được thành lập theo quyết định số 441/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 06/11/2000 của Giám đốc ĐHQG-HCM.
Việc thành lập Trường đại học Kinh tế - Luật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển ĐHQG-HCM, nhằm kiến tạo một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và thích ứng với môi trường toàn cầu.
e. Trường Đại học Quốc tế
Trường Đại học Quốc tế là một trong bảy trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào tháng 12 năm 2003. Đây là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong công tác đào tạo giảng dạy và nghiên cứu.
Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo hệ chính quy bậc đại học và sau đại học. Nhà trường tập trung đào tạo các ngành học thuộc lĩnh vực mũi nhọn như như kinh tế, quản lý, kỹ thuật công nghệ. Mô hình hoạt động của trường được xây dựng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế về đội ngũ giảng viên, giáo trình, chương trình học có định hướng và liên thông với các trường đại học có thứ hạng cao ở các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
f. Trường Đại học Công nghệ Thông tin
Trường Đại học Công nghệ Thông tin (ĐH CNTT), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) là trường đại học công lập đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) được thành lập theo quyết định số 134/2006/QĐ-TTg ngày 08/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Là trường thành viên của ĐHQG-HCM, trường ĐH CNTT có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, đồng thời tiến hành nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thông tin tiên tiến, đặc biệt là hướng vào các ứng dụng nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
g. Khoa Y
Là cơ sở đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chất lượng cao thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe. Được xây dựng và phát triển trên cơ sở sức mạnh hệ thống của ĐHQG-HCM. Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học sức khỏe (bác sĩ đa khoa,…). Chương trình đào tạo tích hợp hệ thống, tăng cường thực hành, đặc biệt thực hành bệnh viện và thực hành cộng đồng, tăng cường giáo dục về thái độ, đạo đức nghề nghiệp.
Ngành đào tạo: Y đa khoa. Ngành mới (dự kiến): Dược học.
h. Thư viện ĐHQG - HCM
Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM được thành lập theo Quyết định số 595 QĐ/ĐHQG/TCCB ngày 6 tháng 8 năm 2003 của Giám đốc ĐHQG-HCM và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2005. TVTT là một đơn vị hành chính sự nghiệp độc lập, trực thuộc Ban Giám đốc ĐHQG-HCM, có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng.
Thư viện Trung tâm với nhân sự cơ hữu là 20 người (tính đến 9/2021) phục vụ tại 02 cơ sở: Cơ sở chính (Khu phố 6, Linh Trung, TP. Thủ Đức) và Chi nhánh Ký túc xá B (Đông Hoà, Dĩ An, Tỉnh Bình Dương) có tổng diện tích sử dụng khoảng 11.000 m2.
Thư viện Trung tâm cung cấp nguồn tài nguyên thông tin khoa học và các dịch vụ hỗ trợ cho cán bộ giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên của ĐHQG-HCM nhằm phục vụ mục tiêu đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao của ĐHQG-HCM. Với vai trò của một thư viện chính trong Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM, Thư viện Trung tâm có nhiệm vụ điều hành hệ thống, tổ chức các hoạt động liên kết, chia sẻ các nguồn lực chung của hệ thống. Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM được tổ chức và hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 165/ QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 24 tháng 2 năm 2009.
* Hệ thống thư viện ĐHQG - HCM có bao nhiêu thư viện thành viên?
Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM gồm Thư viện Trung tâm và 08 thư viện của các trường đại học và viện thành viên thuộc ĐHQG-HCM (TV Trường ĐH Bách Khoa, TV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, TV Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, TV Trường ĐH Quốc tế, TV Trường ĐH Kinh tế - Luật, TV Trường ĐH Công nghệ Thông tin, TV Trường ĐH An Giang, TV Viện Môi trường & Tài nguyên).
-----------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu Hệ thống thư viện ĐHQG - HCM có bao nhiêu thư viện thành viên? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.