Trường Đại học Ngoại Thương TPHCM là cơ sở đào tạo phía Nam của danh trường Trường Đại học Ngoại thương tại Hà Nội, đại học chuyên ngành kinh tế đầu ngành tại Việt Nam, thành viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Và sau đây, mời các bạn tham khảo bài viết về Các ngành của trường Đại học Ngoại thương Tp HCM của Top lời giải về các ngành đào tạo của trường nhé!
Ngày 20/6/1962, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Quan hệ Quốc tế tách khỏi Trường Đại học Kinh tế - Tài chính để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao. Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương có trụ sở đặt tại làng Láng, tỉnh Hà Đông cũ nay là phường Láng Thượng, trên khu đất của Trường Đại học Ngoại thương và Học viện Ngoại giao hiện nay.
Ngày 05/8/1967, theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại thương, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 123/CP 7 chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương thành hai trường: Trường Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) trực thuộc Bộ Ngoại giao và Trường Ngoại thương thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương). Tên hiệu chính thức của Trường Đại học Ngoại thương có từ thời gian này.
Năm 1985, Trường Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Ngày 16/7/1993, xuất phát từ nhu cầu cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
>>> Xem thêm: Mã ngành Đại học Sài Gòn
Mã ngành |
Tên ngành |
Tên chuyên ngành tương ứng |
7310101 | Ngành Kinh tế | Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại; Thương mại quốc tế |
7340201 | Ngành Tài chính – Ngân hàng | Chuyên ngành Tài chính quốc tế; Phân tích và đầu tư tài chính; Ngân hàng |
7340101 | Ngành Quản trị kinh doanh | Chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế |
7340120 | Ngành Kinh doanh quốc tế | Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế |
7310106 | Ngành Kinh tế quốc tế | Chuyên ngành Kinh tế quốc tế; Kinh tế và Phát triển quốc tế |
7380101 | Ngành Luật | Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế |
7340301 | Ngành Kế toán | Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán; Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA |
7220201 | Ngành Ngôn ngữ Anh | Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại |
7220203 | Ngành Ngôn ngữ Pháp | Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại |
7220204 | Ngành Ngôn ngữ Trung | Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại |
7220209 | Ngành Ngôn ngữ Nhật | Chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại |
7810201 | Ngành Quản trị khách sạn | Chương trình CLC Quản trị khách sạn |
>>> Xem thêm: Mã ngành Đại học Duy Tân
Trường Đại học Ngoại thương thông báo xét tuyển vào đại học hệ chính quy năm 2020 theo 05 phương thức xét tuyển như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố và hệ chuyên của trường THPT chuyên.
Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh.
Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh.
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp môn.
Phương thức 5: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định riêng của trường.
Mức học phí của trường Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM) như sau:
- Học phí chương trình đại trà: 18.5 triệu đồng/sinh viên/năm. Dự kiến học phí được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm.
- Học phí chương trình Chất lượng cao, chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản, chương trình Kế toán - kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương trình chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế dự kiến là 14 triệu đồng/năm. Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 60 triệu đồng/năm. Dự kiến học phí được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm.
– Chuyên viên xuất nhập khẩu trong các công ty trong và ngoài nước, các tập đoàn đa quốc gia;
– Chuyên viên giao nhận hàng hóa, logistics, chuỗi cung ứng cho các công ty trong và ngoài nước;
– Chuyên viên marketing, nghiên cứu thị trường, tổ chức sự kiện; thương mại điện tử;
– Chuyên viên bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý rủi ro;
– Chuyên viên các phòng thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại của Việt Nam và nước ngoài, các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu;
– Chuyên viên tư vấn các chính sách thương mại và đầu tư quốc tế, luật áp dụng trong hoạt động kinh tế đối ngoại, thuế quan… trong các cơ quan về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, các cục Hải quan;
– Nghiên cứu viên, giảng viên giảng dạy về lĩnh vực có liên quan tại các viện, trường, cơ sở đào tạo…
------------------------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn giải đáp về Các ngành của trường Đại học Ngoại thương Tp HCM và cung cấp thêm một số thông tin về trường cho các bạn. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.