Thiên nhiên núi rừng luôn mang cho ta một phong cảnh tuyệt vời. Và mỗi địa danh là một phong cảnh đặc trưng riêng khiến ai đặt chân đến cũng say đắm. Núi được hình thành qua chu kì vận động. Vậy, Hệ quả có ý nghĩa lớn nhất của chu kỳ vận động tạo núi Calêđôni trong giai đoạn Cổ kiến tạo là? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Câu hỏi: Hệ quả có ý nghĩa lớn nhất của chu kỳ vận động tạo núi Calêđôni trong giai đoạn Cổ kiến tạo là?
A. Vạch ra những đường nét sơ khai của lãnh thổ Việt Nam.
B. Hình thành nên địa hình Việt Nam hiện tại.
C. Đặt dấu ấn cho sự khác nhau về kiến tạo giữa các khu vực.
D. Mở rộng và nâng cao các khối nâng cổ.
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Đặt dấu ấn cho sự khác nhau về kiến tạo giữa các khu vực.
Hệ quả có ý nghĩa lớn nhất của chu kỳ vận động tạo núi Calêđôni trong giai đoạn Cổ kiến tạo là đặt dấu ấn cho sự khác nhau về kiến tạo giữa các khu vực.
>>> Xem thêm: Các chu kỳ vận động tạo núi nào sau đây thuộc đại Trung sinh?
Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án C
Vận động tạo núi là vận động nâng lên - hạ xuống do tác động của nội và ngoại lực. Do tác động của nội lực và ngoại lực vận động tạo núi, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất. Nội lực có xu hướng tạo những dạng địa hình lớn làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề, còn ngoại lực thường có xu hướng san bằng các dạng địa hình,…
Trong giai đoạn Cổ kiến tạo, tại lãnh thổ nước ta có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.
Vận động tạo núi Caleđoni từ Cambri sớm đến Devon sớm đã mở rộng khối vòm sông Chảy đến Đồng Văn (Hà Giang) và Trùng Khánh (Cao Bằng) về phía bắc; phía đông đến Quảng Ninh; phía nam đến đồng bằng sông Hồng nối bắc Việt Nam với nam Trung Quốc thành nền móng Việt - Trung. Rìa phía nam nền KonTum thuộc nam trung bộ và nam bộ tồn tại chế độ thềm lục địa. Vận động Hecxini kéo dài từ Cambri sớm đến Permi tác động mạnh ở vùng tây bắc đã mở rộng dải sụt tách sông Đà. Tại địa khối Kon Tum vận động Hecxini biểu hiện qua xâm nhập granitoit, vùng cực nam trung bộ hình thành vòng cung núi lửa Carbon thượng: Permi (C3-P) gồm đá bazan và andezit. Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là tàn dư của vỏ lục địa Hecxini sau bị tách dãn, lún chìm để san hô phát triển bên trên.
Nhờ có sự vân động tạo núi đó mà ta có hệ quả có ý nghĩa lớn nhất của chu kỳ vận động tạo núi Calêđôni trong giai đoạn Cổ kiến tạo là đặt dấu ấn cho sự khác nhau về kiến tạo giữa các khu vực.