Nước Việt Nam ta 3/4 diện tích là đồi núi, quá trình tạo núi diễn ra phức tạp và trải qua nhiều quá trình để hình thành. Vậy, các chu kỳ vận động tạo núi nào sau đây thuộc đại Cổ sinh? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Câu hỏi: Các chu kỳ vận động tạo núi nào sau đây thuộc đại Cổ sinh?
A. Calêđôni và Inđôxini.
B. Inđôxini và Kimêri.
C. Kimêri và Hecxini.
D. Calêđôni và Hecxini.
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Calêđôni và Hecxini
Các chu kỳ vận động tạo núi thuộc đại Cổ sinh là Calêđôni và Hecxini.
>>> Xem thêm: Giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam là?
Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án D
Vận động tạo núi là vận động nâng lên, hạ xuống của lớp vỏ Trái Đất.
Quá trình tạo núi gồm 2 quá trình là quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh.
Các đặc điểm địa mạo được tạo ra bởi các quá trình này cung cấp giai đoạn cho các quá trình ngoại sinh hoạt động. Tất cả các đặc điểm nguồn gốc của chúng đối với một quá trình nội sinh được thay đổi liên tục bởi các quá trình ngoại sinh.
- Ngoại sinh là quá trình xảy ra do các tác nhân bên ngoài vỏ Trái Đất.
- Quá trình nội sinh và ngoại sinh có tác động đồng thời đến hiện tượng tạo núi.
+ Quá trình nội sinh làm gia tăng tính gồ ghề của bề mặt đất.
+ Quá trình ngoại sinh có xu hướng phá hủy, san bằng các chỗ ghồ ghề, bồi lấp, làm đầy chỗ lõm.
Các quá trình này gây ra các hiện tượng như động đất, sự xuất hiện và phát triển của các lục địa, thung lũng đại dương và đỉnh núi, tạo ra hoạt động núi lửa, biến chất đá tồn tại từ trước, biến dạng và dịch chuyển của vỏ trái đất theo chiều dọc và ngang,…
Trong giai đoạn đại Cổ sinh này, tại lãnh thổ nước ta có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.