logo

Các chu kỳ vận động tạo núi nào sau đây thuộc đại Trung sinh?

icon_facebook

Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện do tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Vậy, các chu kỳ vận động tạo núi nào sau đây thuộc đại Trung sinh? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Câu hỏi: Các chu kỳ vận động tạo núi nào sau đây thuộc đại Trung sinh?

A. Calêđôni và Inđôxini.                                 

B. Inđôxini và Kimêri.

C. Kimêri và Hecxini.                           

D. Calêđôni và Hecxini.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Inđôxini và Kimêri.

Các chu kỳ vận động tạo núi thuộc đại Trung sinh là Inđôxini và Kimêri.

>>> Xem thêm: Các chu kỳ vận động tạo núi nào sau đây thuộc đại Cổ sinh?

Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án B

Vận động tạo núi là vận động nâng lên - hạ xuống do tác động của nội và ngoại lực.

 Các chu kỳ vận động tạo núi nào sau đây thuộc đại Trung sinh?

Các chu kỳ vận động tạo núi thuộc đại Trung sinh là Inđôxini và Kimêri, với những đặc điểm nổi bật:

Chu kì vận động Inđôxini mở đầu cho đại Trung sinh, diễn ra trong suốt cả kỉ Triât, kéo dài khoảng 40 triệu năm, đã biến cả vùng rộng lớn Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mianma, Vân Nam (Trung Quốc) trở thành vùng núi uốn nếp. Tiếp sau đó là pha sụt võng, lắng đọng trầm tích của chu kì diễn ra khá mạnh mẽ vào thời kì giữa và cuối kỉ Triât, hình thành trầm tích lục địa thuộc thành hệ molas chứa than (vùng mỏ Hòn Gai, Nông Sơn), ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có kèm theo các loại hoạt động macma, còn khu vực địa khối Kon Tum và đường viền Hecxini đã xảy ra các đứt gãy và có hiện tượng nâng lên, hạ xuống nhẹ.

Chu kì vận động Kimêri, kéo dài 130 triệu năm, diễn ra trong kỉ Jura (J), cách đây hơn 200 triệu năm và Kreta (K), cách đây 135 triệu năm, thuộc đại Trung sinh. Trong khoảng thời gian tương đối dài, các trầm tích lục nguyên tuổi J và K đã phủ đầy các vùng trũng và vùng thấp chủ yếu bằng các vật liệu cát kết màu đỏ sẫm và cuội kết. Song hoạt động cơ bản của chu kì vận động Kimêri là hoạt động macma, diễn ra rộng khắp với các đá riôlit ở các vùng máng trũng Cao Bằng - Lạng Sơn, ở thung lũng sông Thương và các khu vực núi Bình Liêu, Tam Đảo; hoặc đá andêzit phun trào tạo nên một số định núi cao ở Nam Trung Bộ như Bi Đúp, Lang Biang, Tà Đưng. Các đá macma xâm nhập như granit đã tạo nên các núi cao Phia Biooc, Phia uắc.

Các chu kì vận động tạo núi như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần hình thành các dạng địa hình phong phú trên Trái Đất.

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 28/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads