logo

Hãy trình bày những thành tựu chính về văn hóa của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

Câu hỏi: Hãy trình bày những thành tựu chính về văn hóa của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

Lời giải:

Những thành tựu chính về văn hoá của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

- Người Chăm-pa tiếp tục sử dụng chữ Phạn và chữ Chăm. Chữ viết Chăm dần hoàn thiện từ kiểu vuông vức đến nét chữ thoáng đãng như hình cánh chim bay, khắc trên nhiều bia đá.

- Hin-du giáo có vị trí chủ đạo, Phật giáo dần phai nhạt trong đời sống tinh thần của cư dân. Từ khoảng thế kỉ XIII, Hồi giáo được du nhập vào Chăm-pa.

- Kiến trúc Chăm-pa: các đền tháp như tháp Pô Kơ-long Ga-rai (Ninh Thuận), tháp Bánh Ít (Bình Định),... Gắn liền với đền tháp là những phủ điêu có hoạ tiết sinh động, phản ánh ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và cho thấy sự khéo léo, tỉ mỉ của người thợ.

- Nghệ thuật ca múa đa dạng với các hình thức múa quạt, múa lụa,... góp phần làm phong phủ thêm đời sống văn hoá tỉnh thần của cư dân Chăm-pa.

* Những thành tựu về kinh tế của Chăm-pa

Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

- Nông nghiệp:

+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

Hãy trình bày những thành tựu chính về văn hóa của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

* Thành tựu về văn hóa Chăm-pa

Thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn duy trì và tồn tại đến ngày nay

- Đền, tháp chăm (khu Thánh địa Mỹ Sơn).

- Nghệ thuật tạo hình, ví dụ: tượng Vũ nữ Áp-sa-ra; đài thờ Trà Kiệu…

* Thành tựu văn hóa em ấn tượng nhất là: khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn, vì:

+ Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc tôn giáo của Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).

+ Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

+ Đến năm 1999, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

icon-date
Xuất bản : 10/09/2022 - Cập nhật : 14/10/2023