logo

Hãy nêu tình hình kinh tế Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

Câu hỏi: Hãy nêu tình hình kinh tế Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

Lời giải:

Tình hình kinh tế Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ở Chăm-pa. Người dân sử dụng nguồn nước, đào kênh mương, canh tác lúa trên những ruộng thấp, ruộng bậc thang. Nghề đánh bắt thuỷ hải sản phát triển và đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế.

- Các nghề thủ công truyền thống nổi bật ở Chăm-pa là làm đồ gốm ; chế tác đồ trang sức bằng vàng, bạc.

- Thương mại:

+ Nội thương ở Chăm-pa gắn liền với mạng lưới trao đổi ở ven sông.

+ Ngoại thương phát triển với hoạt động buôn bán của nhiều tàu thuyền nước ngoài. 

* Đôi nét về thể chế chính trị Chăm-pa

Các học giả hiện đại quan niệm thể chế chính trị và hành chính của vương quốc Chăm Pa theo hai thuyết đối lập nhau. Mặc dù các học giả đều thống nhất việc vương quốc Chăm Pa bị chia nhỏ thành bốn địa khu (Panduranga, Kauthara, Amaragati, Vijaya) chạy từ nam lên bắc dọc theo bờ biển Việt Nam ngày nay và được thống nhất bởi ngôn ngữ, văn hóa và di sản chung. Tuy nhiên, các học giả không thống nhất việc các địa khu này có cùng thuộc một thực thể chính trị đơn nhất, hay là các địa khu hoàn toàn độc lập với nhau như là các tiểu quốc. Nhiều tác giả quan niệm Chăm Pa là một liên bang bao gồm nhiều tiểu quốc, tuy có chính quyền trung ương thống nhất nhưng các tiểu vương hoàn toàn tự quyết cai trị tiểu quốc của mình. Một thực tế là không phải lúc nào các tài liệu lịch sử cũng phong phú đối với mỗi địa khu ở tất cả các giai đoạn. 

Ví dụ, vào thế kỷ 10, tài liệu về Indrapura rất phong phú trong khi ở thế kỷ 12 lại rất giàu tài liệu về Vijaya; còn sau thế kỷ 15 thì tài liệu về Panduranga rất phong phú. Một số học giả xem việc biến động của các tài liệu lịch sử trên là phản ánh việc di dời của thủ đô Chăm Pa và quan niệm Chăm Pa nếu không phải là một thể chế chính trị đơn nhất thì cũng là một liên bang các tiểu quốc và việc tài liệu phong phú chính minh chứng cho điều này là thủ đô của Chăm Pa. Các học giả nhận thấy, thế kỷ 10 tài liệu về Indrapura rất phong phú, có lẽ xuất phát từ lý do đây là thủ đô của Chăm Pa. Các học giả khác không nhất trí như vậy và cho rằng Chăm Pa chưa bao giờ là một quốc gia thống nhất và không cho rằng việc giàu cứ liệu ở một giai đoạn lịch sử là cơ sở để cho rằng đó là thủ đô của quốc gia thống nhất.

Hãy nêu tình hình kinh tế Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

* Tìm hiểu về hoạt động kinh tế Chăm-pa

Hoạt động kinh tế ấn tượng nhất đó chính là các hoạt động thương mại

– Vương quốc Chăm Pa xưa có được vị trí thuận lợi cho sự phát triển thương mại đường biển. 

– Các cảng biển của vương quốc là những điểm trung chuyển giao lưu hàng hóa quốc tế cũng như để xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu từ khai thác rừng ở miền thượng của các đồng bằng ven biển và Tây Nguyên. 

– Từ thế kỷ 10, các cảng của Chăm Pa đã được biết đến như là những thương cảng quan trọng trên Biển Đông, nằm trên hành trình thương mại đường biển giữa phương Đông và phương Tây vẫn được gọi là “Con đường tơ lụa trên biển”.

icon-date
Xuất bản : 10/09/2022 - Cập nhật : 14/10/2023