logo

Hãy nêu các lý thuyết thực nghiệm mà các nhà khoa học đã tiến hành trước đây để nghiên cứu thiên văn?

Xét về mặt lịch sử, Thiên văn học tập trung vào việc quan sát các vật thể trên bầu trời. Nó là anh em thân thiết với Vật lý thiên văn. Nói ngắn gọn, Vật lý thiên văn nghiên cứu về mặt vật lý của thiên văn học và tập trung vào hành vi, tính chất và chuyển động qua các đối tượng trong vũ trụ. Vậy, các lý thuyết thực nghiệm mà các nhà khoa học đã tiến hành trước đây để nghiên cứu thiên văn là gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


1. Thiên văn học là gì?

Hãy nêu các lý thuyết thực nghiệm mà các nhà khoa học đã tiến hành trước đây để nghiên cứu thiên văn?

Thiên văn học là nghiên cứu mặt trời, mặt trăng, các sao, các hành tinh, sao chổi, các thiên hà, chất khí, bụi và các vật thể và hiện tượng khác ngoài Trái đất. Trong chương trình giảng dạy dành cho sinh viên K-4, NASA định nghĩa thiên văn học đơn giản là “nghiên cứu các sao, các hành tinh và không gian.” Thiên văn học và chiêm tinh học gắn liền với nhau về mặt lịch sử, nhưng chiêm tinh học không phải là khoa học và không còn được xem là có dính líu với thiên văn học. Sau đây ta sẽ nói về lịch sử thiên văn học và những lĩnh vực nghiên cứu có liên quan, trong đó có vũ trụ học.


2. Đối tượng, nội dung nghiên cứu của thiên văn học là gì?

Nội dung nghiên cứu có thể chia làm 3 phần chính :

* Về qui luật chuyển động của các thiên thể trong mối quan hệ giữa Trái đất và bầu trời.

* Về cấu trúc và bản chất vật lý của các thiên thể và các quá trình xảy ra trong vũ trụ.

* Về nguồn gốc hình thành và phát triển của các thiên thể, của hệ thống của chúng và của vũ trụ.

Việc phân chia các nội dung này rất trùng khớp với lịch sử phát triển của môn thiên văn học. Sự phức tạp của nội dung tăng dần cùng với sự phát triển của môn học.

Đối tượng nghiên cứu của thiên văn cũng được xác định ngày càng rộng ra và phức tạp hơn. Từ “thiên thể” chung chung, chỉ các vật trên bầu trời, được mở rộng ra, cụ thể hơn, đa dạng hơn. Từ mặt trời, mặt trăng, các hành tinh, các thiên thạch… đến các vệ tinh nhân tạo, các sao, bụi sao (Tinh vân) các quần sao, các thiên hà. Càng ngày người ta càng phát hiện ra nhiều vật thể lạ (có những vật được tiên đoán trước bằng lý thuyết) như sao nơ trôn (pun xa), các quaza, các lỗ đen v.v…

Như vậy ta thấy thiên văn không phải thuần túy là môn khí tượng học hay môn chiêm tinh như người ta thường nhầm.


3. Các lý thuyết, thực nghiệm và một số thành tựu của sự nghiên cứu thiên văn

- Vào thời cổ đại, con người đã quan sát bầu trời và xây dựng những mô hình đầu tiên của vũ trụ.

- Vào thế kỷ 16, việc phát minh ra kính thiên văn, nổi bật là kính thiên văn phản xạ của Newton, cùng với nghiên cứu của ông trong việc phân tích ánh sáng thành một chuỗi quang phổ đã đặt nền móng cho quang phổ, một phương pháp quan trọng để nghiên cứu các thiên thể.

- Lý thuyết Vụ nổ lớn là một trong những lý thuyết của vật lý hiện đại về giai đoạn đầu của quá trình hình thành vũ trụ. Theo lý thuyết này, vũ trụ ban đầu nhỏ, đặc và nóng. Vụ nổ lớn xảy ra, vũ trụ không ngừng giãn nở. Dựa trên các phép đo vận tốc của các thiên hà và chuẩn tinh, có thể suy ra rằng vũ trụ hình thành khoảng 14 tỷ năm trước.

- Trong những thập kỷ gần đây, nhiều khám phá vĩ đại đã được thực hiện thông qua việc sử dụng kính thiên văn đặt trên mặt đất hoặc trên không gian. Chúng ta có thể quan sát khoảng cách từ 12 tỷ đến 13 tỷ năm ánh sáng, bao phủ tới 90% vũ trụ, đồng thời thu sóng vô tuyến, tia vũ trụ để nghiên cứu các thời kỳ của sao. cháy hoặc sự hình thành của các ngôi sao mới ...

-----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Các lý thuyết thực nghiệm mà các nhà khoa học đã tiến hành trước đây để nghiên cứu thiên văn. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 24/10/2022 - Cập nhật : 24/10/2022