logo

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân

Câu trả lời chính xác nhất: Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi...

Để hiểu rõ hơn về tác giả Nguyễn Tuân, Toploigiai đã tổng hợp bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân. Mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân

- Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.

- Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929).

- Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép.

- Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình.

- Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi...

- Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.

- Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.

- Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.

>>> Tham khảo: Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân 

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân

2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân

Mặc dù bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ năm 1935, nhưng mãi đến 3 năm sau văn học của Nguyễn Tuân mới được đánh giá cao và gây dấu ấn mạnh mẽ trong lòng độc giả. Nổi tiếng nhất đó chính là tác phẩm “Vang bóng một thời” – đây là tác phẩm phác hoạ lại một thời đã qua với những vẻ đẹp truyền thống và đang mất dần đi nhằm bảo tồn những tinh hoa và giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc.

Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Tuân đó là:

- Một chuyến đi (1938)

- Ngọn đèn dầu lạc (1939)

- Vang bóng một thời (1940)

- Chiếc lư đồng mắt cua (1941)

- Tàn đèn dầu lạc (1941)

- Tùy bút (1941)

- Thiếu quê hương (1940)

- Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956)

- Tùy bút Sông Đà (1960)

- Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)

- Ký (1976)

- Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988)

- Ký Cô Tô (1965)

Nguyễn Tuân mang trong mình một phong cách nghệ thuật rất độc đáo, khác biệt và sâu sắc. Tùy vào từng thời điểm mà phong cách sáng tác lại khác nhau:

Nếu như trước cách mạng tháng 8 năm 1945, phong cách sáng tác của ông được gói gọn trong một chữ "ngông" với 3 chủ đề chính đó là: "Chủ nghĩa xê dịch", “vang bóng một thời” và “đời sống trụy lạc”. Thì sau Cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của ông đã hoàn toàn thay đổi. Lúc này, ông đem ngòi bút của mình để phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc và thường xuyên viết về những đề tài quê hương đất nước, nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất.

>>> Tham khảo: Nhận định về Nguyễn Tuân 

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân

3. Một số mở bài về tác giả Nguyễn Tuân- Người lái đò Sông Đà

Mẫu 1

Nhắc về các tác giả lớn của văn học Việt Nam, đọng lại trong bạn là những ai? Phải chăng bạn ấn tượng, say mê trước những dòng thơ tình đắm say của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, hay xúc cảm trước ngòi bút có cái gai góc, lạnh lùng của Nam Cao khi viết về người nông dân. Có rất nhiều tác giả chọn cho mình một đề tài để sáng tác mà ta gọi đó là sở trường và trở thành dấu ấn của riêng tác giả. Trên thi đàn văn học, hiếm cây bút “tham lam” như Nguyễn Tuân. Dẫu có đọc bao nhiêu thì vẫn khiến người ta phải ồ lên trước sức sáng tạo dồi dào của ông. Bút kí “Người lái đò Sông Đà” cũng là tiếng ồ ngân vang của bạn đọc.

Mẫu 2

Nguyễn Tuân được biết đến là một cây bút tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống. Ông có sở trường về thể loại tuỳ bút. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm dường như đã khắc họa vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình của con sông Đà và ca ngợi người lái đò giản dị mà kì vĩ trên dòng sông.

Mẫu 3

Nguyễn Tuân là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của con người, của cuộc sống với tư tưởng, tình cảm gắn bó quê hương. Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo của ông. "Người lái đò Sông Đà", đó là một bài tùy bút, cũng là một bài thơ bằng văn xuôi thể hiện rõ nhất những nét tiêu biểu về phong cách đó.

------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/09/2022 - Cập nhật : 02/05/2024