logo

Giáo án dạy trẻ phát triển thẩm mỹ chủ đề nghề nghiệp cháu thương chú bộ đội

Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ

Hoạt động: Giáo dục âm nhạc

Chủ đề: Nghề nghiệp

Đề tài: Hát vận động “Cháu thương chú bộ đội”

Nghe hát: Cháu hát về đảo xa


Dạy trẻ phát triển thẩm mỹ chủ đề nghề nghiệp cháu thương chú bộ đội

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hát đúng giai điệu.

- Trẻ hiểu nội dung bài hát

- Trẻ thể hiện động tác minh họa theo lời bài hát.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nghe, hát và vận động theo nhạc.

- Chú ý lắng nghe, cảm thụ âm nhạc.

3. Thái độ:

- Trẻ biết thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng các chú bộ đội và thích được làm chú bộ đội.

- Trẻ hào hứng tham gia mọi hoạt động.

4. Nội dung tích hợp:

- Khám phá xã hội

II. Chuẩn bị

Đồ dùng của cô

Đồ dùng của trẻ

- Giáo án, máy tính, tranh ảnh về chú bộ đội, xắc xô, trống, đàn.

- Trang phục bộ đội.

- Nhạc bài hát “Cháu thương chú bộ đội”; “Cháu hát về đảo xa”.

- Mũ, trang phục bộ đội, nơ tay, xắc xô, phách.

- Tâm thế thoải mái.

 

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô

 Hoạt động của trẻ

 1. Ổn định (1-2 phút)

- Chào mừng các bé đến với chương trình: “ Chúng tôi là chiến sĩ”

Đến tham gia chương trình hôm nay còn có sự hiện diện của các cô giáo đến từ các Phòng giáo dục và đào tạo huyện Quế Võ. Đề nghị các con nhiệt liệt chào đón. Và thành phần không thể thiếu đó chính là các chiến sĩ đến từ lớp 4 tuổi A3.

Xin được chào đón 3 đội chơi:

+ Đội ngôi Sao xanh

+ Đội ngôi Sao đỏ

+ Đội ngôi Sao vàng

Cùng người dẫn chương trình là cô giáo Ngọc Hiếu.

Tham gia chương trình hôm nay các đội chơi sẽ phải trải qua 3 phần thi như sau:

+ Phần 1: Thử tài chiến sĩ

+ Phần 2: Chiến sĩ tài năng.

+ Phần 3: Quà tặng chiến sĩ.

Đến tham gia chương trình hôm nay 3 đội chơi mang theo tinh thần gì nào? (Giao lưu, học hỏi, đoàn kết, yêu thương, tự tin, chiến thắng)

2. Nội dung (21 – 22 phút)

Hoạt động 1: Ca hát và vận động

Ngay sau đây 3 đội chơi sẽ đến với phần thứ nhất của chương trình mang tên “Thử tài chiến sĩ”

Trong phần thi này Ban tổ chức đã kết nối trực tiếp với cầu truyền hình và đưa ra những câu hỏi, nhiệm vụ của 3 đội chơi là chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi mà Ban tổ chức đã đưa ra. 03 đội chơi đã nghe rõ chưa?

- Cho trẻ xem video câu hỏi.

- Cho trẻ xem hình ảnh về công việc của các chú bộ đội

- Cho trẻ xem video câu trả lời.

* Khái quát:  Trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau, mỗi nghề có một đặc điểm, lợi ích riêng. Nghề nào cũng cao quý cần thiết cho chúng ta. Chính vì vậy các con phải biết yêu quý các nghề. Các con có muốn trở thành các chú bộ đội không?

Các con phải chăm ngoan, học giỏi lớn lên lựa chọn cho mình nghề phù hợp có ích cho xã hội các con có đồng ý không nào.

Xin chúc mừng 03 đội chơi đã hoàn thành xuất sắc phần thử tài của mình.

Ngay sau đây 03 đội chơi sẽ đến với phần 2 của chương trình mang tên “Chiến sĩ tài năng”.

Trước khi bước vào phần thi mời 3 đội chơi cùng lắng nghe giai điệu của bản nhạc sau đây và đoán xem đó là giai điệu của bài hát nào.

Cô cho trẻ nghe giai điệu.

Cô khái quát lại:

- Trong phần thi này Ban tổ chức yêu cầu 3 đội chơi thể hiện tài năng ca hát, vận động của mình qua bài hát “Cháu thương chú bộ đội” của nhạc sỹ Hoàng Văn Yến.

- Để phần thi đạt kết quả tốt mời 3 đội đứng dạy thể hiện bài hát cùng cô nào.

- Cho trẻ hát cùng cô.

Đàm thoại:

+ Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?

+ Bài hát đã nhắc tới ai?

+ Công việc của chú bộ đội là gì?

+ Các con có yêu quý các chú không?

+ Để bày tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội các con phải làm gì?

* Giảng nội dung: Bài hát với giai điệu vui tươi, hồn nhiên, trong sáng muốn  nói lên tình cảm của các em nhỏ rất thương yêu các chú bộ đội. Trong khi chúng ta được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của ông bà, bố mẹ. Thì các chú phải xa nhà, xa gia đình và những người thân yêu để đến những miền biên giới, hải đảo xa xôi để canh giữ cho đất nước được bình yên. Chính vì vậy các con phải biết yêu quý, kính trọng các chú bộ đội các con nhớ chưa nào?

- Mời 3 đội hát và vỗ tay theo nhịp bài hát

Bài hát này còn hay hơn khi kết hợp với các dụng cụ âm nhạc.

Ban tổ chức đã chuẩn bị rất nhiều dụng cụ âm nhạc mời các chiến sĩ lấy dụng cụ âm nhạc hát và vỗ theo nhịp bài hát.

- Bài hát này còn hay hơn nữa khi chúng ta kết hợp với múa minh họa.

- Mời 3 đội chơi lên sân khấu thể hiện với cô nào

- Mời 3 đội lần lượt lên thể hiện.

Ban tổ chức thấy 3 đội chơi đã thể hiện rất xuất sắc phần thi của mình. Và chương trình đã chọn ra được những ban nhạc rất tài năng. Và ngay sau đây xin mời ban nhạc “Đồng đội” lên sâu khấu thể hiện.

Xin mời ban nhạc “Anh em”

- Trong phần thi tài năng Ban tổ chức đã chọn ra những chiến sĩ thật sự tài năng và ngay sau đây xin mời chiến sĩ Bảo Châm lên sân khấu.

Để thể hiện tinh thần đoàn kết ban tổ chức yêu cầu 3 đội chơi sẽ hợp thành một bài đồng diễn để hòa tấu thành một bản nhạc vui nhộn.

Xin chúc mừng 3 đội chơi đã hoàn thành xuất sắc phần thi tài năng của mình. Ngay sau đây 3 đội chơi sẽ đến với phần 3 của chương trình mang tên “Quà tặng chiến sĩ”

Hoạt động 2: Nghe hát “Cháu hát về đảo xa”

- Cô hát cho trẻ nghe lần 1:

Đàm thoại: Cô vừa hát bài gì? Do ai sáng tác?

Giảng nội dung: Bài hát Cháu hát về đảo xa của Nhạc sĩ Trần Xuân Tiên nói về công việc của các chú bộ đội hải quân. Các chú luôn vững chắc tay súng để bảo vệ vùng biển đảo cho quê hương luôn tươi đẹp. Để không phụ công lao của các chú, các con phải chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, bố mẹ và cô giáo các con nhớ chưa nào.

- Lần 2 cô giao lưu cùng trẻ

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

3. Kết thúc: (1 phút)

Trong chương trình chúng tôi là chiến sĩ hôm nay, ban tổ chức thấy 3 đội chơi đã hoàn thành xuất sắc các phần thi của mình. Ban tổ chức tuyên bố cả 3 đội đều giành chiến thắng.

Cho trẻ làm chú bộ đội hành quân ra ngoài

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ vỗ tay

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ xem

 

 

- Trẻ xem

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ lắng nghe và trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ hát cùng cô

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ hát

- Trẻ lắng nghe

                   

- Trẻ thực hiện

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Các đội lên thể hiện

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ lắng nghe và thực hiện

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ giao lưu với cô

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ làm chú bộ đội và đi ra ngoài

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021