logo

Bài 11. Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp theo)

Bài 11. Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp theo)

1. Rễ cây hút nước và muối khoáng (trang 21 VBT Sinh học 6)

Hãy chọn từ thích hợp trong các từ lông hút, vỏ, mạch gỗ điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:

Nước và muối khoáng hòa tan trong đất, được (1) hấp thụ, chuyển qua (2) tới (3)

Rễ mang các (4) có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất

Lời giải:

(1) Lông hút

(2) Vỏ

(3) Mạch gỗ

(4) Lông hút

2. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây (trang 21 VBT Sinh học 6)

Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây? Cho ví dụ.

Lời giải:

- Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây: các loại đất, thời tiết, điều kiện chăm sóc.

- Ví dụ: mưa nhiều, rễ ngập úng, lông hút bị tiêu biến, làm giảm khả năng hút muối khoáng.

Ghi nhớ (trang 21 VBT Sinh học 6)

Rễ cây hút (1) và (2) hào tan chủ yếu nhờ (3)

Nước và muối khoáng trong đất được (4) hấp thụ chuyển qua tới đi lên các bộ phận của cây

Các yếu tố bên ngoài như (5), khí hậu (6) có ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.

Cần cung cấp đủ (7) và (8) thì cây trồng mới sinh trưởng, phát triển tốt.

Lời giải:

(1) Nước

(2) Muối khoáng

(3) Lông hút

(4) Mạch gỗ

(5) Loại đất

(6) Thời tiết

(7) Nước

(8) Muối khoáng

Câu hỏi (trang 21 VBT Sinh học 6)

Câu 3. (trang 21 VBT Sinh học 6):

 Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều

Lời giải:

Vì cây cần một lượng nước lớn để duy trì sự sống nên bộ rễ có những đặc điểm trên để tăng diện tích hút nước. Bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều để hấp thụ được nhiều nước, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

Câu 4. Trò chơi đoán ô chữ (trang 22 VBT Sinh học 6)

Em hãy điền chữ cái thích hợp với nội dung đã cho vào các ô sau

Lời giải:

(1) Nhất nước

(2) Nhì phân

(3) Tam cần

(4) Tứ giống