logo

Bài 10. Cấu tạo miền hút của rễ

Bài 10. Cấu tạo miền hút của rễ

* Hãy hoàn thành bảng sau:

Lời giải:

(Đáp án theo từng dòng bên cột chức năng)

Các bộ phận của miền hút

Chức năng

Biểu bì

Bảo vệ bộ phận bên trong của rễ

Lông hút có tác dụng hút nước và muối khoáng hòa tan

Thịt vỏ

Chuyển cá chất từ lông hút vào trụ giữa

Bó mạch

Chuyển các chất hữu cơ đi nuôi cây

Chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá

Ruột

Chứa chất dự trữ

(1) Bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ

(2) Hút nước và muối khoáng

(3) Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa

(4) Vận chuyển chất hữu cơ, nước và muối khoáng

(5) Chứa các chất dự trữ

* Vì sao nói lông hút là một tế bào? Nó còn tồn tại mãi không?

Lời giải:

- Lông hút là một tế bào vì nó có đầy đủ thành phần của 1 tế bào

- Lông hút không tồn tại mãi mãi, già nó sẽ rụng hoặc có tác nhân từ môi trường đất như môi trường quá mặn, quá chua, hoặc thiếu không khí thì nó sẽ bị tiêu biến

** Sự giống và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào lông hút là:

Quan sát H.10.2 với H.7.4 SGK, rút ra nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa sơ đồ chung tế bào thực vật với tế bào lông hút? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó

Lời giải:

Giống: Đều là đơn vị cấu tạo nên cơ thể thực vật. Đều có cấu tạo chung của tế bào thực vật

Khác: tế bào lông hút có không bào to, không có lục lạp, vị trí nhân luôn nằm ở đầu lông hút

Có sự khác nhau đó là do tế bào lông hút là tế bào biểu bì kéo dài

Ghi nhớ (trang 18 VBT Sinh học 6)

Cấu tạo miền hút gồm hai phần chính:

- Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

- Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ.