logo

Bài 4 trang 78 SGK Hình học 11


Mục lục nội dung

Bài tập ôn tập chương 2

Bài 4 trang 78 SGK Hình học 11

Cho hình bình hành ABCD. Qua A, B, C, D lần lượt vẽ bốn nửa đường thẳng Ax, By, Cz, Dt ở cùng phía đối với mặt phẳng (ABCD), song song với nhau và không nằm trong mặt phẳng (ABCD). Một mặt phẳng (β) lần lượt cắt Ax, By, Cz và Dt tại A’, B’, C’ và D’.

a) Chứng minh: mặt phẳng (Ax, By) song song với mặt phẳng (Cz, Dt)

b) Gọi I = AC ∩ BD, J = A’C’ ∩ B’D’. Chứng minh: IJ song song với AA’.

c) Cho AA’ = a, BB’ = b, CC’ = c. Hãy tính DD’.

Lời giải

Hướng dẫn

a) Sử dụng định lí: Nếu hai đường thẳng cắt nhau trong mặt phẳng này lần lượt song song với hai đường thẳng trong mặt phẳng kia thì hai mặt phẳng đó song song.

b) Dựa vào định lí: Cho hai mặt phẳng song song. Nếu một mặt phẳng cắt mặt phẳng này thì cũng cắt mặt phẳng kia và hai giao tuyến song song với nhau để chứng minh tứ giác A′B′C′D′ là hình bình hành, từ đó suy ra J là trung điểm của A′C′.

Dựa vào tính chất đường trung bình của hình thang suy ra IJ // AA'.

c) Chứng minh  IJ là đường trung bình của hình thang BDD′B′.

Giải Toán 11: Bài 4 trang 78 SGK Hình học 11 | Giải bài tập Toán 11

a) ABDC là hình bình hành, nên:

AB // DC (1)

Theo giả thiết Ax // Dt (2)

Từ (1) và (2) suy ra đpcm.

b) Do (Ax, By) // (Cz, Dt) nên các giao tuyến A’D’ và B’C’ của các mặt phẳng này giao với (β) song song với nhau, A’B’ // D’C’.

Chứng minh tương tự, ta có: A’D’ // B’C’

Suy ra tứ giác A’B’C’D’ là hình bình hành, cho ta J là trung điểm của A’C’. Ax // Cz nên tứ giác ACC’A’ là hình thang, I, J theo thứ tự lần lượt là các trung điểm của các cạnh bên AC và A’C’ nên IJ // AA’.

c) Vì IJ là đường trung bình của hình thang ACC’A’ nên IJ = 1/2(AA’ + CC’)

IJ cũng là đường trung bình của hình thang BDD’B’: IJ = 1/2(BB’ + DD’)

Từ đây suy ra: DD’ + BB’ = AA’ + CC’ DD’ = a + c – b.

Xem toàn bộ Giải Toán 11: Bài tập ôn tập chương 2

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021