logo

Bài 18. Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 – 1954)

Bài 18: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 - 1954)

Bài 1, ôn tập trang 40 SGK Lịch sử 5

Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào ? Em hãy kể tên ba loại “giặc” mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945.

Lời giải:

Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ: "Ngàn cân treo sợi tóc"

Ba loại “giặc” mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945:

- Giặc đói

- Giặc dốt

- Giặc ngoại xâm

Bài 2, ôn tập trang 40 SGK Lịch sử 5

“Chín năm làm một Điện Biên,

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”

Em hãy cho biết: Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

Lời giải:

Chín năm đó được bắt đầu vào đêm 18, rạng sáng 19-12-1946 và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử vào 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954.

Bài 3, ôn tập trang 40 SGK Lịch sử 5

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì? Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (đã học ở lớp 4)?

Lời giải:

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định lòng quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập, tự do của nhân dân ta. Dù cho quân giặc có mạnh đến đâu cũng không ngăn nổi lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.

- Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ "Sông núi nước nam" của Lý Thường Kiệt ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.

Bài 4, ôn tập trang 40 SGK Lịch sử 5

Hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Lời giải:

- Sáng 20 - 12 - 1946: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

- Thu - đông 1947: Chiến thắng Việt Bắc

- Thu - đông 1950: Chiến thắng biên giới

- 17 giờ 30 phút ngày 7 - 5 - 1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ