logo

Bài 3. Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Câu hỏi in nghiêng trang 9 Lịch sử 5

Em có biết trường học, đường phố nào mang tên các nhân vật lịch sử của phong trào Cần vương?

Lời giải:

- Trường tiểu học Hàm Nghi (Đà Nẵng)

- Trường THCS Đinh Công Tráng (Hà Nam)

- Trường THCS Phan Đình Phùng (Hà Nội)

- Đường Tôn Thất Thuyết (Hà Nội)

- Đường Phạm bành (TP. Hồ Chí Minh)

- Đường Nguyễn Thiện Thuật (Đà Nẵng)

Bài 1 trang 9 SGK Lịch sử 5

Em hãy kể lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.

Lời giải:

Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 - 7 - 1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế, bỗng có tiếng súng “thần công” nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. Đó là cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuyết.

Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng ra sức cố thủ, đến gần sáng thì đánh trả lại. Quân giặc tiến vào kinh thành, mặc sức giết người, cướp của và tàn phá. Trước tình hình đó. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.

Bài 2 trang 9 SGK Lịch sử 5

Chiếu Cần vương có tác dụng gì?

Lời giải:

Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

Từ đó, bùng nổ một phong trào chống Pháp mạnh mẽ kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, gọi là phong trào Cần vương mà tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình (Thanh Hoá) do Phạm Bành - Đinh Công Tráng lãnh đạo, Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.