logo

Bài 36. Hỗn hợp

Bài 36. Hỗn hợp

Thực hành (SGK Khoa học 5 trang 74)

Tạo một hỗn hợp gia vị

 Chuẩn bị theo nhóm:

+ Vật liệu: muối tinh, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu (đã xay nhỏ) để riêng.

+ Dụng cụ: thìa nhỏ, chén nhỏ.

Cách tiến hành :

+ Quan sát và nếm riêng từng chất. Nêu nhận xét, ghi vào báo cáo.

+ Dùng thìa nhỏ lấy từng chất cho vào chén nhỏ (liều lượng tuỳ theo mỗi nhóm) rồi trộn đều. Trong quá trình làm có thể nếm thử và gia giảm các chất cho hợp khẩu vị.

+ Quan sát và nếm hỗn hợp gia vị đã được tạo thành. Nêu nhận xét và ghi vào báo cáo.

Lời giải

Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp

Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp

1. Muối tinh:

Hỗn hợp có màu trắng lẫn đen.

Vị mặn, ngọt, cay

2. Mì chính (bột ngọt):

3. Hạt tiêu (đã xay nhỏ):

Liên hệ thực tế và trả lời (SGK Khoa học 5 trang 74)

- Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp?

- Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết.

Lời giải

- Không khí là hỗn hợp bởi vì trong không khí có nhiều khí tạo thành như: khí oxi, khí cac-bo-nic, khí ni-tơ,...

- Một số hỗn hợp như:

+ Gạo và cám

+ Gạo và sạn

+ Xi măng và cát

Trò chơi học tập (SGK Khoa học 5 trang 75)

Mỗi hình dưới đây ứng với việc sử dụng phương pháp nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp?

Bài 36. Hỗn hợp | Giải bài tập Khoa học lớp 5

Lời giải

Hình 1: Làm lắng

Hình 2: Sàn, sảy

Hình 3: Lọc

Thực hành (SGK Khoa học 5 trang 75)

- Bạn cần chuẩn bị những gì để tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng?

- Bạn cần chuẩn bị những gì để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước ?

- Gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn

Lời giải

- Ta làm như sau:

+ Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc.

+ Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước

+ Đổ hỗn hợp gạo và sạn vào rá, đãi gạo trong chậu nước để các hạt sạn ở dưới.

/* */ /* */
/*
*/