logo

(Chân trời sáng tạo) Soạn GDCD 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (trang 54, 63)

Hướng dẫn Soạn GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (trang 54, 63) ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

A. Mở đầu


Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết nếu cá nhân thực hiện sẽ dẫn đến nguy cơ gì?

GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9

Trả lời:

- Hình 1: Cưa bom mìn để lấy vỏ bán sắt vụn => Gây nổ chết người.

- Hình 2: Hút thuốc lá ở nơi công cộng => ảnh hưởng tới sức khỏe của những người xung quanh.

- Hình 3: Ăn thực phẩm bị mốc => Gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng sức khỏe.

B. Khám phá


1. Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

- Em hãy kể thêm một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại mà em biết

- Em có nhận xét như thế nào về tình trạng tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại trong các thông tin trên? Các vụ tai nạn trên gây ra thiệt hại như thế nào?

- Theo em, hành vi, việc làm của anh A và bà B có nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại?

Trả lời:

- Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại mà em biết như: các vụ nhiễm chất độc màu da cam trong kháng chiến chống Mỹ để lại hậu quả cho thế hệ sau này, bom bìm còn sót lại sau chiến tranh, hở khí ga gây nổ, ngộ độc thực phẩm ở các trường học hoặc doanh nghiệp,…

- Hành vi, việc làm của anh A và bà B là có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại.

-  Tình trạng tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại trong các thông tin trên là rất nguy hiểm. Nếu các vụ tai nạn này diễn ra sẽ dây nổ và chết người, thiệt hại nặng nề về kinh tế.


2. Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

Thông tin 1: Trích luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2013

Điều 13. Các hành vi nghiêm cấm....

Thông tin 2: Trích Luật quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 sửa đổi, bổ sung năm 2020.....

Thông tin 3: Trích luật hóa chất năm 2007

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất......

Trường hợp 1: Bà C là chủ một cơ sở sản xuất nem chua, đã bí mật sử dụng một số hoá chất không rõ nguồn gốc, không có thời hạn sử dụng để tẩy trắng bì lợn trong quá trình sản xuất. Hành vi của bà C bị cơ quan chức năng phát hiện và lập biên bản xử lí vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: Nhận được thông tin báo cháy từ anh V, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Quận Y đã có mặt, phối hợp với lực lượng cơ sở triển khai đội hình chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, hành vi báo cháy của anh V là giả. Cơ quan chức năng đã lập biên bản xử lí hành chính với mức phạt tiền là 4 000 000 đồng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 3: Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh X phát hiện anh A có sử dụng vật liệu nổ để khai thác đá trong khi giấy phép sử dụng vật liệu nổ đã hết hạn. Trên cơ sở áp dụng pháp luật hình sự, Toà án xét xử anh A với tội danh chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.

- Em hãy nêu các quy định của pháp luật khác về phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Em có nhận xét gì về hành vi của C, anh T và anh A?

Trả lời:

- Các quy định của pháp luật khác về phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: Luật bảo vệ môi trường, Luật an toàn vệ sinh thực phẩm,…

- Hành vi của bà C, anh T và anh A là vi phạm pháp luật:

+ Bà C sử dụng hóa chất tẩy trắng bì lợn không rõ nguồn gốc, không có hạn sử dụng để sản xuất nem chua.

+ Anh T báo cháy giả cho cơ quan công an.

+ Anh A sử dụng vật liệu nổ để khai thác khi đã hết hạn của giấy phép sử dụng.


3. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Tại Trường Trung học cơ sở X, nhà trường kết hợp với lực lượng công an của thành phố Y, tổ chức buổi tập huấn “Kỹ năng thoát hiểm khi gặp tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại”. Anh O, cán bộ công an thành phố Y, tuyên truyền, hướng dẫn, nói chuyện và giải đáp mọi thắc mắc của học sinh. Trước khi kết thúc buổi tập huấn, anh O đặt câu hỏi: “Là công dân, em có trách nhiệm gì trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?” Bạn A có ý kiến: “Công dân cần tìm hiểu và thực hiện các quy định của pháp luật”. Bạn B tiếp lời: “Thực hiện các quy định của pháp luật là cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta cần tự trang bị các kĩ năng để xử lí khi gặp tai nạn” Diễn giả đáp: “Các ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ. Chúng ta cần thể hiện trách nhiệm một cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh”.

- Em có nhận xét như thế nào đối với ý kiến của các bạn trong trường hợp trên?

- Theo em, công dân có trách nhiệm gì trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

 


4. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1:

Anh T sinh ra và lớn lên tại thôn X, xã P, nơi từng là cứ địa quan trọng trong chiến tranh, nên còn sót lại nhiều loại bom, mìn, vật nổ nằm trong lòng đất. Một lần, anh T thấy anh K đang thực hiện rà tìm và phát hiện có bom. Ngay sau đó, anh T đã hướng dẫn anh K rằng tất cả các loại bom, mìn, vật nổ còn sót lại đều rất nguy hiểm, có thể gây nổ khi bị tác động hoặc có thể tự nổ do nguyên nhân cơ học, lí học hay hoá học. Vì vậy, anh K phải báo ngay cho chính quyền địa phương, không được tự ý đào, khuân vác, cưa, đục hoặc tháo chốt. Anh K đồng ý và thực hiện theo lời anh T.

Anh T và anh K đã thực hiện việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, như thế nào?

Trường hợp 2: 

Ban Quản lí chung cư P tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Trách nhiệm của gia đình trong việc bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy” cho người dân. Anh D chia sẻ, bản thân và gia đình đã tự trang bị thiết bị báo cháy, búa thoát hiểm, bình chữa cháy, chăn chữa cháy, mặt nạ chống khí, thang dây thoát hiểm. Ngoài ra, gia đình anh D cũng đã tự trang bị kiến thức thoát nạn, thoát hiểm trong đám cháy. Người.
dân chung cư P vỗ tay lớn với câu trả lời của anh D. Vì kĩ năng đó cần thiết, hữu ích.

Anh D đã thực hiện việc phòng ngừa tai nạn phòng cháy chữa cháy tại gia đình như thế nào?

Trường hợp 3.

Gia đình bạn B có kinh doanh quán cơm tại thành phố H. Một hôm, bà M là hàng xóm của gia đình B sang chơi và chia sẻ rằng đã sử dụng hoá chất để cơm nở ra nhiều hơn vì muốn việc kinh doanh quán cơm có lợi nhuận cao. Thậm chí, bà M còn chỉ từng công đoạn vo gạo, nấu cơm làm cơm trắng đẻo, thơm và nở cũng như địa chỉ để mua hoá chất cho gia đình bạn B. Gia đình bạn B kiên quyết từ chối, cho rằng đây là hành vi vi phạm pháp luật, có thể gây ngộ độc thực phẩm, cũng như cần phải phổ biến thông tin này để nhiều người biết và tránh xa.

Gia đình bạn B thực hiện phòng ngừa tai nạn các chất độc hại như thế nào?

Trường hợp 4:

Trước kì nghỉ tết Nguyên đán, Trường Trung học cơ sở X đã tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền cho học sinh về đảm bảo an ninh, trật tự trong dịp Tết, cũng như giữ an toàn và hạnh phúc cho mọi người. Hưởng ứng hoạt động của nhà trường, bạn A là học sinh lớp 8B đã thực hiện vận động, nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Việc làm với ý nghĩa hướng
đến một năm mới vui vẻ, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm của bạn A đã lan toả được đến nhiều người.

Là học sinh, em có thể làm gì để nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn, cháy, nổ và các chất độc hại?

Trả lời:

- Trường hợp 1: Anh T và anh K đã thực hiện việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ bằng cách báo ngay cho chính quyền địa phương, không được tự ý đào, khuân vác, cưa, đục hoặc tháo chốt.

- Trường hợp 2: Anh D đã tự trang bị thiết bị báo cháy, búa thoát hiểm, bình chữa cháy, chăn chữa cháy, mặt nạ chống khí, thang dây thoát hiểm, tự trang bị kiến thức thoát nạn, thoát hiểm trong đám cháy.

- Trường hợp 3: Gia đình bạn B kiên quyết từ chối hành vi sử dụng hóa chất để cơm nở ra nhièu hơn để tăng lợi nhuận vì đây là hành vi sử dụng chất độc hại. Đồng thời, phổ biến thông tin này để nhiều người biết và tránh xa.

- Trường hợp 4: Là học sinh, em sẽ tuyên truyền kiến thức, phân tích những tác hại và những nguy hiểm xảy ra để hắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn, cháy, nổ và các chất độc hại. Khi phát hiện nhưng nguy cơ nguy hiểm như có bom, mìn, có người sử dụng chất độc hại,…thì báo ngay cho cơ quan chức năng.

C. Luyện tập


1. Em hãy đưa ra quan điểm đối với các ý kiến sau:

a. Sử dụng hóa chất để bảo quản, chế biến thực phẩm là điều bình thường.

b. Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại chỉ ảnh hưởng đến môi trường.

c. Vũ khí và các chất độc hại được phép tàng trữ, vận chuyển, buôn bán.

d. Học sinh nên tự giác tìm hiểu và thực hiện pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Trả lời:

a. Sai vì Sử dụng hóa chất để bảo quản, chế biến thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

b. Sai vì tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà ảnh hưởng tới tính mạng con người, thiệt hại về kinh tế, sức khỏe,…

c. Sai vì Vũ khí và các chất độc hại không được phép tàng trữ, vận chuyển, buôn bán.

d. Sai vì tìm hiểu và thực hiện pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại không chỉ riêng học sinh mà toàn dân phải cùng nhau tự tìm hiểu và có ý thức.


2. Em hãy đọc các hành vi dưới dây và thực hiện yêu cầu

a. Anh T hút thuốc lá tại trạm xăng dầu

b. Chị M tiêm hóa chất độc hại vào cá, tôm để bán nhằm tăng lợi nhuận

c. Bác K sử dụng phẩm màu không nằm trong danh mục của bộ Y tế trong chế biến thực phẩm

d. Công ti P có hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường

Yêu cầu:

- Em hãy nhận diện nguy cơ của các hành vi trên.

- Em hãy phân tích hậu quả có thể xay ra của từng trường hợp

Trả lời:

a. => nguy cơ gây cháy nổ ở trạm xăng dầu gây chết người và thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

b. => Tiêm hóa chất làm ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng, gây ngộ độc, nguy cơ mắc các bệnh ung thư,…

c. => Phẩm màu nằm trong chất cấm sẽ gây ngộ độc, làm biến đổi gen ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.

d.=> Hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước,…ảnh hưởng tới người dân sống xung quanh công ti.


3. Em hãy kể những nguy cơ có thể gây tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại có trong gia đình em, cho biết bản thân em cần làm gì để góp phần phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Trả lời:

- Những nguy cơ có thể gây tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại có trong gia đình em như: Bếp ga để nấu ăn, các ổ điện có nguy cơ cháy, sản phẩm để tủ lạnh quá lâu.

- Để góp phần phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, bản thân em đã nhắc nhở người thân trong gia đình kiểm tra những nơi có nguy cơ xảy ra cháy nổ để khắc phục, tuyên truyền cho các bạn cùng lớp về tác hại của các chất độc hại, chất cấm khi gặp trong đời sống, tố cáo hành vi vi phạm khi gặp trường hợp có khả năng cháy nổ cao.


4. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trước khi đi công tác, bố mẹ gọi bạn N và em T vào dặn dò: “Bố mẹ đi công tác một tuần, anh em con ở nhà nhớ tự chăm sóc lẫn nhau. Quan trọng là phải bảo đảm không được để xảy ra cháy, nổ và ngộ độc thực phẩm nhé?” Thực hiện lời dặn của bố mẹ, bạn N khoá bình ga sau khi nấu ăn xong, tắt điện trước khi ra khỏi nhà. Đặc biệt, bạn N còn dặn em trai khi nấu ăn phải sử dụng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

- Nếu là bạn N và em T, hãy cho biết em thực hiện như thế nào để phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại.

- Cho biết bạn N nên nhắc nhở em trai là em T như thế nào để chủ động phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại.

Trả lời:

- Nếu là bạn N và em T, em sẽ phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại bằng cách tự tìm hiểu những nguy cơ cháy nổ ở nhà và tìm cách phòng ngừa phù hợp như khóa van bình ga khi không sử dụng, tắt các thiết bị điện khi ra khỏi nhà,… Nếu có vấn đề xảy ra, phái báo ngay cho người lớn.

- Bạn N nên nhắc nhở em trai là em T  để chủ động phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại bằng cách nhận diện nguy cơ cháy nổ như: ngửi thấy mùi gas trong nhà, các ổ điện bị ẩm ướt, dây điện bị hở hoặc đứt,…và ngay lập tức báo cho hàng xóm khi cha mẹ vắng nhà để có người trợ giúp xử lí.


5. Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống 1:

Gần ngày tết Nguyên đán, bạn G được người anh họ cho một bánh pháo để đốt. Bạn Gnói với bạn K: “Tổ với cậu đốt pháo cho vui đi? Nghe xong, bạn K liền đáp: “Pháp luật đã cấm đốt pháo rồi mà, chúng mình đốt pháo là vi phạm pháp luật đấy”. Bạn G đáp: “Sao cậu máy móc thế? Ngày Tết cũng phải có tiếng nổ cho vui nhà vui xóm chứ. Lúc này, bạn K nhấn mạnh, đáp: “Không nên G ạ!” Cả hai tranh luận qua lại vì ý kiến trái ngược nhau.

- Hành vi tàng trữ, đốt pháo có nguy cơ gây tai nạn không? Vì sao?

- Nếu bạn G thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả gì?

- Em có lời khuyên như thế nào đối với bạn G?

Tình huống 2.

Vào kì nghi hè, bạn T và bạn H rủ nhau dùng ná đi bắn chim. Thế nhưng, mấy ngày trôi qua, cả hai vẫn chưa đạt được kết quả gì. Thấy vậy, bạn T bảo: “Hay mình học cách làm súng tự chế thay cho má để bắn chim” Bạn H nói: "Không T ơi, làm như vậy nguy hiểm và dễ xảy ra tai nạn lắm?

- Theo em, nếu bạn T và bạn H làm súng tự chế bắn chim có vi phạm các quy định của pháp luật không? Vì sao?

- Em có tán thành ý kiến của bạn H không? Vì sao?

Trả lời:

* Tình huống 1:

- Hành vi tàng trữ, đốt pháo có nguy cơ gây tai nạn vì đây đều là những vật liệu nổ nguy hiểm.

- Nếu bạn G thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm về tính mạng vì pháo sẽ gây nổ, bạn G sẽ không biết cách sử dụng nên sẽ tổn hại đến sức khỏe, thậm chí chết người.

- Lời khuyên: Bạn G không nên tàng trữ và đốt pháo vì đây là hành vi vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng tới người xung quanh.

* Tình huống 2:

- Theo em, nếu bạn T và bạn H làm súng tự chế bắn chim là hành vi vi phạm pháp luật. Vì nhà nước ta cấm không cho phép sử dụng các loại súng tự chế có khả năng gây sát thương.

- Em tán thành với ý kiến của H. Vì súng tự chế có khả năng gây chết người, nếu có sơ suất sẽ ảnh hươgnr tới sức khỏe của người khác và các con vật xung quanh.

D. Vận dụng


1. Em hãy thiết kế tờ gấp có nội dung quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại để tuyên truyền cho các bạn học sinh trong trường của mình

 


2. Em hãy làm việc nhóm để xây dựng một tiểu phẩm và sắm vai trước lớp với nội dung nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

 

>>> Xem toàn bộ: Soạn GDCD 8 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023