logo

(Chân trời sáng tạo) Soạn GDCD 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình (trang 41, 48)

Hướng dẫn Soạn GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình (trang 41, 48) ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

A. Mở đầu


Mục lục nội dung

Em hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ sau và rút ra ý nghĩa về mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.

- "Chồng giận thì vợ bớt lời 

Cơm sôi bớt lửa chằng đời nào khê"

- "Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"

- " Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư"

Trả lời:

- "Chồng giận thì vợ bớt lời 

Cơm sôi bớt lửa chằng đời nào khê"

=> Vợ chồng cần có cách cư xử đúng mực, khôn ngoan, khi chồng tức giận thì khó kiểm soát được lời nói và hành vi, nên vợ cũng bớt lời lại thì cuộc sống gia đình mới êm ấm.

- "Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"

=> Anh em trong cùng một gia đình cần đùm bọc, yêu thương nhau chứ không nên đấu đá nhau.

- " Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư"

=> Con cái nên nghe lời cha mẹ, không nên cãi lời nếu không vâng lời thì sau này sẽ hư hỏng.

B. Khám phá


1. Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc trường hợp và thông tin sau để thực hiện yêu cầu

GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7

- Em hãy chỉ ra những hình thức bạo lực gia đình được thể hiện trong các hình ảnh và thông tin trên.


- Em hãy chỉ ra tác hại của hành vi bạo lực gia đình trong thông tin và trường hợp trên.

Trả lời:

- Những hình thức bạo lực gia đình được thể hiện trong các hình ảnh và thông tin trên:

+ Bạo lực về thể xác

+ Bạo lực về tinh thần

+ Bạo lực về tình dục

+ Bạo lực về kinh tế

- Tác hại của hành vi bạo lực gia đình: 

+ Gây ra sự tổn thương về thể xác và tinh thần cho mọi thành viên trong gia đình.

+ Tác động đến kinh tế của nạn nhân trong bạo lực gia đình.

+ Áp lực cho hệ thống giáo dục,…

+ Gánh nặng cho các cơ quan tư pháp.

=> Cần lên án hành vi bạo lực gia đình.


2. Em hãy đọc thông tin và trường hợp sau để thực hiện yêu cầu


- Dựa vào thông tin, nhận diện hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể trong trường hợp trên.


- Em hãy nêu những quy định pháp luật khác về phòng, chống bạo lực gia đình.

Trả lời:

- Hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể trong trường hợp trên là Bố bạn V uống rượu rồi mắng chửi, đánh đập vợ con.

- Những quy định pháp luật khác về phòng, chống bạo lực gia đình như: Luật bình đẳng giới, luật hôn nhân và gia đình, luật phòng chống bạo lực gia đình,…


3. Em hãy đọc và sắp xếp các hành động sau theo trình tự trước, trong và sau khi xảy ra bạo lực gia đình.

a. Lên tiếng phản đối người có hành vi bạo lựu một cách phù hợp.

b. Nhận diện nguy cơ xảy ra bạo lực để tìm đến chỗ an toàn.

c. Xem xét mức độ tổn thương (nếu có) để liên hệ với các cơ sở ý tế điều trị.

d. Nhờ sự trợ giúp của người thân hoặc hàng xóm.

e. Gọi điện cho Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111.

Trả lời:

- Trước khi xảy ra bạo lực gia đình: b

- Trong khi xảy ra bạo lực gia đình: a, d, e

- Sau khi xảy ra bạo lực gia đình: c, e


4. Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

- Việc làm của bạn K có ý nghĩa gì trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

- Em hãy chỉ ra những việc bạn B đã làm để phòng chống bạo lực gia đình.

- Em hãy kể thêm một số việc làm để phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình.

Trả lời:

- Những việc làm của bạn K đã góp phần tạo nên một gia đình hạnh phúc, khi gia đình hạnh phúc sẽ không có bạo lực.

- Những việc bạn B đã làm để phòng chống bạo lực gia đình là: Tìm hiểu lý do vì sao bố lại đánh mẹ (do bị bệnh nên uống rượu say và chửi đánh mẹ), mỗi lần bố uống rượu là hai mẹ con đi ra khỏi nhà, kể cho ông bà nội khuyên can bố, gọi hàng xóm sang can ngăn, cố gắng học tập và phụ việc nhà để bố chữa bệnh.

c. Luyện tập


1. Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao?

a. Vợ chồng xô xát không phải bạo lực gia đình.

b. Bố mẹ có quyền đánh con cái khi không vâng lời.

c. Người chồng có quyền kiểm soát kinh tế trong gia đình.

d. Bạo lực gia đình là chuyện nội bộ, không ảnh hưởng đến xã hội.

e. Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng ở hiện tại mà còn hệ lụy kéo dài đến cả tương lai.

Trả lời:

- Em đồng tình với các ý kiến e vì bạo lực gia đình ảnh hưởng tới các thành viên trong gia đình và toàn xã hội, không chỉ thời điểm xảy ra bạo lực mà cả ở tương lai, có thể những đứa trẻ không được đến trường, xã hội thêm gánh nặng,…

- Em không đồng tình với các ý kiến a, b, c, d vì đó là những hành động bạo lực gia đình.


3. Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

Trường hợp 1:

Gần đây, bạn Ph nghỉ học nhiều ngày mà không có lí do. Khi cô giáo chủ nhiệm và các bạn đến nhà tìm hiểu thì bạn Ph cho biết phải ở nhà để lo việc gia đình. Bạn Ph kể, mấy tháng nay, do công việc nhiều nên mẹ thường đi làm về muộn .....

Trường hợp 2:

Bạn N là học sinh lớp 8A. Mẹ của bạn N ở nhà làm nội trợ và chăm sóc ba người con. Bố của bạn N phải bươn chải đi làm từ sáng đến tối để kiếm tiền nuôi gia đình....

Em hãy phân tích tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn Ph, bạn N và các thành viên trong gia đình của hai bạn.

Trả lời:

- Trường hợp 1: Do bố nghi ngờ và xúc phạm mẹ nên mẹ Ph bỏ đi, điều này khiến Ph ảnh hưởng đến học tập (phải nghỉ học ở nhà làm việc nhà). Hành động bạo lực gia đình của gia đình bạn PH làm chia rẽ gia đình và ảnh hưởng đến tinh thần của các thành viên.

- Trường hợp 2: Do mẹ N thường xuyên cằn nhằn và chê bai bố nên bố N cảm thấy áp lực và nghĩ đến li dị, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần của bạn N. Cứ như vậy gia đình sẽ trở nên tan rã.


4. Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống 1: 

Bạn X có em gái 2 tuổi. Vì công việc bận rộn nên mẹ thường để bạn X trông em. Em gái của bạn X khá năng động nên hay đi khắp nhà để chơi. Có nhiều lần, em gái lục tung sách vở trên bàn học khiến bạn X tức giận......

- Em có nhận xét như thế nào về hành vi của bạn X?

- Nếu là bạn thân của bạn X và biết chuyện này, em sẽ tư vấn cho bạn X như thế nào?

Tình huống 2:

Chiều nay, khi đang học bài, bạn P nhìn vào trong gương và thấy mặt mình có vết bầm tím. Cũng may là bạn P có mái tóc dài nên có thể che đi vết bầm để không ai biết....

- Theo em, bạn P nên ứng xử như thế nào để không bị bạo lực gia đình?

Tình huống 3:

Bạn X sống trong gia đình ba thế hệ gồm có ông nội, bố mẹ, bạn X và em trai. Các thành viên trong gia đình luôn hòa thuận, vui vẻ vơi nhau. Ông bà nội dù đã lớn tuổi nhưng vẫn luôn yêu thương.....

- Theo em, gia đình bạn X đã làm gì để không xảy ra bạo lực gia đình?

- Em rút ra được bài học gì để áp dụng cho bản thân và gia đình mình?

Trả lời:

* Tình huống 1:

- Hành vi của bạn X dùng thước đánh mạnh vào tay em là không đúng vì sẽ khiến em bị đau, nặng lơn có thể bầm tím hoặc gãy tay em, ảnh hưởng đến sức khỏe của em.

- Nếu là bạn thân của bạn X và biết chuyện này, em sẽ tư vấn cho bạn X nên nói với bố mẹ việc em hay lục tung đồ mà nghịch đồ đạc của X khi chưa được cho phép để bố mẹ bạn X can thiệp bằng cách: có thể bố mẹ dành thời gian trông em vì em 2 tuổi còn quá nhỏ, chưa nhận thức được hành vi, bố mẹ cần dạy bảo em nhiều hơn.

* Tình huống 2:

Để không bị bạo lực gia đình, bạn P nên gọi điện nói với mẹ việc dì đánh mình và bảo mẹ can thiệp. Nếu không được, bạn P có thể nhờ đến trợ giúp của ông bà, trưởng thôn hoặc gọi điện cho Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 để tìm sự giúp đỡ. Đồng thời, bạn P cần thu xếp việc quét nhà rồi yên tâm ngồi vào bàn học. Tâm sự với dì để dì biết mong muốn của mình về việc học tập, rất có thể dì sẽ thay đổi tính cách.

* Tình huống 3:

- Để không xảy ra bạo lực gia đình, gia đình bạn X đã: luôn hòa thuận, vui vẻ, yêu thương, chăm sóc cho nhau, thường xuyên dạy những điều hay, lẽ phải; chia sẻ công việc với các thành viên trong gia đình; cùng nhau ăn tối trong không khí ấm áp; tôn trọng và quan tâm lẫn nhau.

- Bài học: Để không có bạo lực gia đình, mỗi gia đình cần phải có sự cảm thông, chia sẻ, quan tâm nhau trong mọi công việc, luôn bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau thì gia đình sẽ luôn hoàn thuận, hạnh phúc.


4. Em hãy sắm vai và xử lí tình huống sau:

Bạn N và em là bạn thân từ thời tiểu học đến nay. Trước dây, gia đình bạn N luôn vui vẻ và yêu thương nhau. Tuy nhiên, hai năm gần đây, do tranh chấp về tài sản nên bố mẹ của bạn N và chú ruột thường xuyên cãi nhau, đôi khi còn có hành vi bạo lực. Đã nhiều lần, bạn N định lên tiếng nhưng lại sợ bị cho là trẻ con không biết gì. Bạn N nhờ em tư vấn cách ứng xử sao cho phù hợp trong tình huống này.

Trả lời:

Trước tiên, em sẽ khuyên bạn N nói chuyện với bố mẹ mình về việc hành vi bạo lực là không đúng, như vậy là vi phạm pháp luật. Đồng thời, khuyên bố mẹ và chú dừng hành động đó lại. Nếu không thể giải quyết được thì mời cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.

D. Vận dụng


Câu hỏi: Em hãy chọn một trường hợp bạo lực gia đình để phân tích nguyên nhân, hậu quả về những biện pháp để phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp

 

>>> Xem toàn bộ: Soạn GDCD 8 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023