logo

Gạn đục khơi trong nghĩa là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Gạn đục: có nghĩa là loại bỏ những thứ xấu xa, không hay. Khơi trong: Là làm nổi lên những thứ trong sáng và sạch đẹp.

Ý nghĩa câu tục ngữ gạn đục khơi trong là Loại bỏ đi những cái xấu, cái không tốt giữ gìn và phát huy những cái đẹp, cái tốt (những thứ có giá trị về tinh thần và văn hóa).

Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về khái niệm câu tục ngữ cũng như câu tục ngữ Gạn đục khơi trong nhé!


1. Câu tục ngữ là gì?

Khối lượng tục ngữ Việt Nam do nhân dân lao động sáng tạo và lưu truyền, tích lũy từ lâu đời rất phong phú. Tục ngữ cung cấp cho lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, cho ngôn ngữ văn chương một hình thức biểu hiện súc tích, có tính khái quát cao.

Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.

Ví dụ: Câu tục ngữ Gạn đục khơi trong

Gạn đục: có nghĩa là loại bỏ những thứ xấu xa, không hay. Khơi trong: Là làm nổi lên những thứ trong sáng và sạch đẹp.

Gạn đục khơi trong nghĩa là gì?

Ý nghĩa câu tục ngữ gạn đục khơi trong là Loại bỏ đi những cái xấu, cái không tốt giữ gìn và phát huy những cái đẹp, cái tốt (những thứ có giá trị về tinh thần và văn hóa).


2. Những câu tục ngữ về đời sống lao động sản xuất

Những câu tục ngữ về đời sống lao động sản xuất được đúc kết, phản ánh điều kiện cũng như phương thức sản xuất hay đời sống của các dân tộc. Nó được sinh ra khi mà con người lao động và có sự đấu tranh với thiên nhiên và ông cha ta đúc kết lại thành những kinh nghiệm riêng. Cho đến tận ngày nay, nó luôn được lưu truyền phổ biến rộng rãi và trở thành một lĩnh vực tri thức về khoa học dân gian.

Chính vì nảy sinh trong điều kiện đấu tranh với thiên nhiên trong quá trình lao động mà nó thể hiện được những kinh nghiệm về quy luật biến đổi khí hậu, thời tiết.

“Mây thành vừa hanh vừa giá” hay “Vấy mại thì mưa, bối bừa thì nắng”… Những kinh nghiệm này cho thấy khả năng quan sát và lĩnh hội rất tỉ mỉ và đúng đắn của ông cha ta.

Việt Nam ta là một nước nông nghiệp phát triển, trong đó nghề nông nghiệp trồng lúa nước chiếm ưu thế. Quá trình lao động và chăm sóc, ông cha ta cũng đã đúc kết được vốn kinh nghiệm quý báu đến giờ nó vẫn thể hiện tính đúng đắn của nó.

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” – Ai ai làm nông cũng đều không dưới một lần được truyền thụ kinh nghiệm này hay ” Cơm quanh giá, mạ quanh bờ”, “Sương quánh cá thu, sương lu cá thửng” – tục ngữ trong lĩnh vực ngư nghiệp.


3. Tục ngữ trở thành triết lý dân gian

Tục ngữ xưa đề cao giá trị của con người, “người làm ra của chứ của không làm ra người”. Câu này nhắc nhở chúng ta về giá trị con người, của cải chỉ là phụ, con người mới quan trọng. “Còn người còn của”, “Người còn của con, người chết là hết”.

Thái độ làm việc, sinh sống và lao động cũng được thể hiện đầy đủ. “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “Của một đồng, công một nén” nhắc nhở chúng ta cần trân trọng những thứ mình kiếm được. Ngoài ra, có làm thì mới có cái ăn, không ai tự dưng đêm đến vật chất, của cải cho mình.

Vẻ đẹp quê hương đất nước cũng nhiều lần được nhắc đến, “thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến”. Những địa danh đẹp của đất nước được đưa ra, thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Tinh thần đấu tranh chống lại áp bức đô hộ luôn được người dân ta đề cao. Tinh thần chiến đấu quyết tâm, dám chơi, dám chịu. “Muốn oai làm quan mà nói”, “thắng làm vua, thua làm giặc”.

Cần cù, chịu thương chịu khó của người dân ta đã được ghi nhận từ lâu. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau là thứ tình cảm quý báu của dân tộc Việt Nam.

Bài viết này Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Gạn đục khơi trong nghĩa là gì?. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/09/2022 - Cập nhật : 27/09/2022