logo

Fe(OH)3 kết tủa màu gì?

Câu hỏi: Fe(OH)3 kết tủa màu gì? 

Lời giải:

– Fe(OH)3 là một hidroxit tạo bởi Fe3+ và có nhóm OH, là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịch muối sắt(III).

   Màu của Ferric Hydroxit dao động từ màu vàng qua màu nâu sẫm đến màu đen, phụ thuộc vào mức độ hydrat hóa, kích thước hạt, hình dạng, và cấu trúc của tinh thể.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về Fe(OH)3 nhé.


1. Fe(OH)3 là chất gì? 

– Fe(OH)3 là một hidroxit tạo bởi Fe3+ và có nhóm OH. Hợp chất này tồn tại ở trạng thái rắn và có màu nâu đỏ.

– Fe(OH)3 có tên gọi là Sắt(III) Hidroxit và Ferric Hydroxit . Ngoài ra Sắt(III) Hidroxit còn được gọi với tên gọi khác là Sắt oxit vàng hoặc Pigment Yellow 42. Sắt(III) hidroxit cũng là một dạng trihydrat của hợp chất sắt(III) oxit, Fe2O3.3H2O.

Cấu tạo:

- Gồm nguyên tố Fe kết hơp với 3 nhóm  OH.

- Hợp chất sắt (III) hiđroxit là hợp chất trong đó sắt có mức oxi hóa +3.

Fe(OH)3 kết tủa màu gì?

2. Fe(OH)3 màu gì? Tính chất của Fe(OH)3

    Fe(OH)3 màu gì? Màu của Ferric Hydroxit dao động từ màu vàng qua màu nâu sẫm đến màu đen, phụ thuộc vào mức độ hydrat hóa, kích thước hạt, hình dạng, và cấu trúc của tinh thể.


3. Tính chất vật lý:

  Là chất rắn, có màu nâu đỏ, không tan được trong nước.


4. Tính chất hóa học:

 - Trong các phản ứng hóa học, ion Fe3+ có khả năng nhận từ 1e đến 3e để trở thành ion Fe2+  hoặc Fe:

Fe3+ + 1e → Fe2+

Fe3+ + 3e → Fe

=> Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa.

- Tùy theo chất khử mạnh hay yếu, nhiều hay ít mà sản phẩm có thể là hợp chất sắt (II) hoặc sắt đơn chất.

- Tính chất hóa học của Fe(OH)3 gồm:

- Là bazơ không tan:

- Tan trong dung dịch axit (HCl; H2SO4 loãng…) → muối sắt (III) và nước:

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 6H2O

Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

- Là 1 hiđroxit kém bền nên bị nhiệt phân:       

Fe(OH)3 kết tủa màu gì? (ảnh 2)

5. Điều chế Ferric Hydroxit

Cho dung dịch bazơ vào trong dung dịch muối sắt (III)

            Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

            FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ +3NaCl

            2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3 ↓ +3BaCl2


6. Ứng dụng

   Oxit sắt màu vàng, hay Pigment Yellow 42, được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn cho sử dụng trong mỹ phẩm và được sử dụng trong một số loại mực xăm

icon-date
Xuất bản : 22/09/2021 - Cập nhật : 23/09/2021