logo

Đồng phân C6H14 - Công thức phân tử và cách gọi tên

Câu hỏi: Đồng phân C6H14 - Công thức phân tử và cách gọi tên

Trả lời:

Đồng phân của một chất hữu cơ khá phức tạp và có nhiều loại: đồng phân mạch hở (đồng phân mạch cacbon), đồng phân hình học, đồng phân nhóm chức, đồng phân dẫn xuất, ... 

Độ bất bão hòa k = số liên kết π + số vòng = (6.2 + 2 - 14) / 2 = 0

Phân tử không có chứa liên kết π hoặc 1 vòng ⇒ Phân tử chỉ chứa liên kết đơn

* Công thức tính độ bất bão hòa k như sau:

Đồng phân C6H14 - Công thức phân tử và cách gọi tên

trong đó S1, S3, S4 lần lượt là tổng số nguyên tử có hóa trị 1, 3, 4 tương ứng (số lượng nguyên tử có hóa trị 2 không ảnh hưởng đến giá trị của k).

- Để xác định được số đồng phân của một chất hữu cơ, nhất thiết phản phân tích được đặc điểm của các thành phần cấu tạo nên chất hữu cơ đó (gốc, nhóm chức), trong đó có các đặc điểm về mạch C và loại nhóm chức.

-Để xác định được các đặc điểm này, vai trò của k là rất quan trọng, thể hiện qua biểu thức: K phân tử = K mạch + K nhóm chức

Hexan C6H14 có 5 đồng phân mạch cacbon:

Đồng phân C6H14 - Công thức phân tử và cách gọi tên (ảnh 2)

Vậy C6H14 có 5 đồng phân.

Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Xác định tên theo IUPAC của rượu sau: (CH3)2CH – CH2 – CH(OH) – CH3

A. 4 – metylpentan-1-ol

B. 4,4 – dimetylbutan-2-ol

C. 1,3 – dimetylbutan-1-ol

D. 2,4 – dimetylbutan-4-ol

Câu 2. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12?

A. 3 đồng phân

B. 4 đồng phân

A. 5 đồng phân

B. 6 đồng phân

Câu 3. CTCT nào sau đây có tên gọi là: isopentan

A. C(CH3)3

B. CH3CH2CH(CH3)CH3

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH3

D. CH3CH(CH3)CH2CH2CH3

Câu 4. Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - Clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2

B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl

D. CH3CH(Cl)CH2CH(CH3)CH3

Câu 5. Cho ankan có CTCT là: (CH3)2CH­CH2C(CH3)3. Tên gọi của ankan là:

A. 2,2,4-trimetylpentan.

B. 2,4-trimetylpetan.

C. 2,4,4-trimetylpentan.

D. 2-đimetyl-4-metylpentan

Câu 6. Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H10O là

A. 4

B. 5

C. 7

D. 6

Giải thích:

CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – OH ;

CH3 – CH2 – CH(OH) - CH3;

(CH3)2CH – CH2 – OH;

(CH3)3C – OH;

CH3 – CH2– O – CH2 – CH3;

CH3– O – CH2 – CH2 – CH3;

CH3 – O – CH(CH3)2

Câu 7. Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C2H7N là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4.

Giải thích:

CH3 – CH2 – NH2; CH3 – NH – CH3

icon-date
Xuất bản : 22/09/2021 - Cập nhật : 22/09/2021