Câu hỏi: Em hiểu thế nào về khái niệm văn minh Đại Việt?
Lời giải:
Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
* Nền văn minh Âu Lạc
Âu Lạc là nhà nước cổ có thật và là nhà nước rõ ràng đầu tiên của người Việt cổ được thành lập tại miền Bắc Việt Nam bởi một nhân vật có thật tên là Thục Phán (An Dương Vương) năm 257 TCN. Nhà nước này đã thống nhất 2 bộ tộc Âu Việt - Lạc Việt (Sử gọi là Văn Lang) lại với nhau và đã bảo vệ đất nước thành công trước cuộc xâm lược của nhà Tần, nhưng sau cùng, nhà nước sụp đổ do thất bại trước Nam Việt của Triệu Đà (một quan lại nhà Tần), tạo cơ sở cho nhà Hán xâm lược sau này.
Nhà nước này kế tục nhà nước mang tính truyền thuyết Văn Lang của các vua Hùng. Kinh đô của Âu Lạc đặt tại Cổ Loa, ngày nay thuộc xã Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.
* Nền văn minh Văn Lang
Vào khoảng các thế kỉ VIII-VII TCN, tại vùng đồng bằng ven những con sông lớn của Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành các bộ lạc lớn. Các bộ lạc này gần gũi với nhau về tiếng nói cũng như phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển.
Trong các chiềng, chạ lúc bấy giờ có một số người giàu lên và được bầu làm người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ trông coi mọi việc; một số ít nghèo khổ nên rơi vào cảnh phải làm nô tì. Từ đó mà mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo nảy sinh và ngày càng tăng lên.
Việc mở rộng nghề nghề nông trồng lúa nước tại vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn (thiên tai, lũ lụt)
Với hoàn cảnh như vậy cần có một người chỉ huy đứng ra tập hợp dân làng của các bản lại để cùng nhau chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng (cần người đứng ra lãnh đạo mọi người làm thủy lợi). Đồng thời cũng cần có một thủ lĩnh đứng đầu chỉ đạo các cuộc đấu tranh chống xung đột. => Nhà nước Văn Lang đã được ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nêu trên.