logo

Kể tên một số làng nghề thủ công có từ thời kì này mà còn tồn tại đến ngày nay

icon_facebook

Câu hỏi: Kể tên một số làng nghề thủ công có từ thời kì này mà còn tồn tại đến ngày nay

Lời giải:

Một số làng nghề thủ công có từ thời kì này mà còn tồn tại đến ngày nay: Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Phù Lãng (Bắc Ninh).

* Tìm hiểu về một số làng nghề thủ công ở Việt Nam

- Làng gốm Bát Tràng

Kể tên một số làng nghề thủ công có từ thời kì này mà còn tồn tại đến ngày nay

Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cái tên Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, và làng có lịch sử hình thành từ thời Lê. Đây là làng gốm lâu đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam, cũng như là địa điểm mà du khách trong và ngoài nước không thể không một lần ghé thăm. Làng gốm Bát Tràng chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng cả về chủng loại lẫn kiểu dáng. Điều thú vị nhất khi đến Bát Tràng là các bạn có thể trực tiếp ngắm nhìn các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm đầy tinh tế hay được tự tay nặn những sản phẩm theo ý thích.

- Làng gốm Chu Đậu, Hải Dương

Sống trên mảnh đất đã sản sinh ra dòng gốm quý nhưng chẳng mấy người dân Chu Đậu ngày nay thạo nghề này. Họ chỉ quẩn quanh với đồng ruộng và nghề dệt chiếu nên cuộc sống khá khó khăn. Đầu năm 2000, anh Nguyễn Hữu Thắng, Giám đốc Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu nam Hà Nội (Hapro) một người con của quê hương Nam Sách đã về Chu Đậu để thực hiện một dự án đầu tư sản xuất mặt hàng gốm xuất khẩu, nhằm khôi phục thương hiệu gốm nổi tiếng, kết hợp với hoạt động du lịch làng nghề.

Được sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương, tháng 10/2001, Xí nghiệp gốm Chu Đậu ra đời và đi vào hoạt động. Cơ sở mới rộng 33.250m2 được xây dựng trên dòng sông cổ chảy qua làng, với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 24 tỷ đồng. 20 nghệ nhân từ Hà Nội, Bình Dương, Biên Hòa, Hải Dương… đã nhận lời hợp tác với đơn vị, vừa nghiên cứu những nét đặc sắc của gốm Chu Đậu, vừa thiết kế những mẫu sản phẩm mới để đưa ra thị trường. 178 công nhân, chủ yếu là người địa phương được xí nghiệp tuyển chọn. Qua thời gian đào tạo, đến nay những người thợ trẻ đã khá thành thục với các thao tác làm gốm.

Tháng 5/2003, xí nghiệp gốm Chu Đậu đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Tây Ban Nha. Từ đó đến nay, xí nghiệp đã có nhiều lô hàng xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Giám đốc xí nghiệp Nguyễn Văn Lưu cho biết: "Không chỉ phục vụ xuất khẩu, gần đây, đơn vị nhận được nhiều đơn đặt hàng của các khách hàng trong nước, gốm Chu Đậu đã hồi sinh và được đón nhận. Hơn 200 cán bộ, công nhân của xí nghiệp luôn có việc làm, thu nhập bình quân hằng tháng đạt 800 nghìn đồng/người".

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển thương mại, UBND tỉnh Hải Dương còn đầu tư để thôn có cơ hội phát triển du lịch làng nghề. Đường từ quốc lộ 5 vào làng được nâng cấp rộng rãi. Đền thờ Đặng Huyền Thông – ông tổ nghề gốm Chu Đậu được tu sửa khang trang. Các di tích lò gốm cổ, bảo tàng gốm thôn Chu Đậu – nơi lưu giữ nhiều hiện vật gốm cổ được tìm thấy qua các lần khai quật được sửa sang, mở cửa đón khách. Cuộc sống người dân Chu Đậu đã từng bước được cải thiện nhờ vào sản phẩm gốm.

- Làng nghề gốm Phù Lãng

(BNP) – Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với những làn điệu dân ca Quan họ tha thiết, ngọt ngào, mà về vùng đất Kinh Bắc, du khách còn được khám phá và chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm đẹp và độc đáo tại làng nghề gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ) - nghề được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2016.

Đến Phù Lãng, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các sản phẩm gốm với đủ hình dáng, màu sắc được xếp dọc đường làng, ngõ, xóm. Ngoài các sản phẩm gia dụng như ang, chum, vại… gốm Phù Lãng còn được dùng trang trí nội thất, ngoại thất trong nhà, cổng nhà, cổng làng, cổng chợ…

Gốm Phù Lãng có nét riêng, đó là men gốm có màu nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng nâu, mà theo những người trong nghề làm gốm gọi là men da lươn.

Mỗi sản phẩm gốm hoàn chỉnh trải qua nhiều công đoạn từ dàn đất, tạo hình, cắt khuôn, phơi, nung, ghép… có sự tham gia của nhiều người. Nguyên liệu gốm Phù Lãng được tạo nên từ "xương" đất đỏ hồng lấy từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm (Bắc Giang). 

Dưới bàn tay khéo léo của người thợ thủ công, đất sét được luyện thật nhuyễn, đảm bảo độ dẻo, mịn nhất định và được tạo hình trên bàn xoay bằng tay hoặc trên khuôn, thành nhiều loại sản phẩm khác nhau, đợi khi sản phẩm se bớt rồi tiến hành tráng men, sau đó đợi khô cho vào lò nung.

Nét nổi bật của gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép, màu men tự nhiên, bền và lạ, dáng của gốm mộc mạc nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất và lửa, nhưng vẫn thể hiện sự điêu luyện trong điêu khắc tạo hình.

Từng công đoạn đều được các thợ gốm chăm chút cẩn thận, cầu kì cho đến khi một sản phẩm gốm ra đời và đạt tiêu chuẩn phải có màu da lươn hoặc màu cánh gián, gõ vào phải có tiếng vang, nếu không sẽ bị thải loại.

Hiện nay, sản phẩm dòng tranh gốm đang được phát triển và mở rộng theo thị hiếu của người yêu gốm. Du khách tham quan đều ưa thích sản phẩm này và thường mua về làm quà hoặc trang trí trong nhà từ những bức tranh nhỏ đến bức tranh hàng chục mét vuông. Dòng tranh gốm được sáng tác với nhiều chủ đề đa dạng, đậm chất mộc mạc, giản dị, màu không quá sặc sỡ, rất phù hợp với trang trí sân vườn tiểu cảnh và trang trí nhà thờ, đền thờ.

icon-date
Xuất bản : 07/09/2022 - Cập nhật : 14/11/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads