logo

Em hiểu thế nào về câu văn: "Khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." (Buổi học cuối cùng, Trang 24)

Câu hỏi:  Em hiểu thế nào về câu văn: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”(Buổi học cuối cùng, Trang 24)

Lời giải:

Câu nói của thầy Ha-men gợi cho em suy nghĩ về giá trị thiêng liêng của tiếng nói dân tộc, nhất là trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Bởi lẽ, ở phương diện quốc gia, ngôn ngữ chính là tinh hoa văn hóa, là linh hồn của dân tộc để phân biệt quốc gia này với quốc gia khác. Ngôn ngữ quốc gia phải trải qua sự hình thành, gìn giữ và phát triển đến bây giờ. Và khi một cộng đồng, một thế hệ không bảo vệ được “tiếng nói dân tộc”, thì không khác nào thừa nhận mất đi chủ quyền đất nước. Do vậy, câu nói của thầy Ha-men gợi lên cho các nhân vật trong câu chuyện nói riêng, tất cả mọi người nói chung ý thức về việc bảo vệ bảo vật quốc gia – tiếng nói. Đặc biệt, trong cuộc đấu tranh xâm lược, cần được trân quý, bảo vệ hơn bao giờ hết.

“…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…” Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ in đậm này? (Buổi học cuối cùng, Trang 24)

>>>Xem trọn bộ: Bài Buổi học cuối cùng SGK 7 trang 21, 22, 23, 24, 26 - Văn Cánh diều

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 01/12/2022