logo

Em hãy tìm hiểu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến mà em yêu thích?

icon_facebook

Bạn có bao giờ thắc mắc kiến trúc Trung Quốc thời phong kiến sẽ như thế nào không? Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến như Tử Cấm Thành, chùa Thiên Ninh và Thập Tam Lăng thông qua bài viết dưới đây nhé!


Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung (cách gọi mới ngày nay) nằm tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Được xây dựng tại trung tâm của Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là một kỳ quan đẹp bất chấp thời gian.

Tử Cấm Thành được bắt đầu khởi công xây dựng năm 1406 đến năm 1420 dưới thời nhà Minh sau khi Chu Đệ - người con thứ 4 của Chu Nguyên Chương cướp ngôi vua từ tay cháu của mình là Doãn Văn.

Đây là một công trình kiến trúc vĩ đại, một cung điện lớn nhất thế giới với diện tích 250.000 m2. Trong Tử Cấm Thành có tổng cộng 800 công trình, 8.886 phòng và số nhân lực xây dựng khoảng 1.000.000 người. Tử Cấm Thành xây dựng theo lối kiến trúc cổ Trung Hoa theo trục Bắc - Nam, xung quanh là tường cao hào rộng để ngăn cản người bên ngoài xâm nhập vào. Tử Cấm Thành xây dựng theo hình chữ nhật, dựa theo thuyết "trời tròn đất vuông" mặt hướng về phía Nam nhìn ra cổng Thiên An Môn, đây cũng là cổng chính vào Tử Cấm Thành. Công trình này được thiết kế bởi nhiều kiến trúc sư trong đó kiến trúc sư trưởng là Sài Tín, ngoài ra còn có Trần Khuê, Ngô Trung, thái giám Nguyễn An. Tổng công trình sư là Khoái Tường và Lục Tường.

Tử Cấm Thành được Hoàng thành bao bọc, bức tường thành bao bọc dài 3.400 m, cao 11 m với hào sâu và 4 vọng gác được đặt ở 4 góc thành. Mọi kiến trúc trong Tử Cấm Thành đều được xây dựng theo thiết kế ba điện chính là Điện Thái Hòa, Điện Trung Hòa, Điện Bảo Hòa. Toàn bộ cả công trình được thiết kế chăm chút hoàn hảo đến từng chi tiết từ mái vàm, cột nhà, nền nhà đến các hoa văn trang trí, chạm khắc trên tường, trên cửa.

Trong ba điện chính thì Điện Thái Hoà có kiến trúc tráng lệ nhất. Trên quảng trường hướng nam rộng 30.000 m2, điện Thái Hoà được xây trên các bậc thang màu trắng cao 8m, chiều cao của điện gần 40m, đây cũng là kiến trúc cao nhất trong Cố Cung.

Em hãy tìm hiểu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến mà em yêu thích

Chùa Thiên Ninh

Chùa Thiên Ninh khởi công xây dựng vào thời Bắc Nguỵ (386). Ban đầu chùa có tên là Linh Quang. Ngôi tháp tại chùa đã trãi qua bốn thời đại như : Nhà Tuỳ, Đường, Liêu và Kim.

Vào cuối đời nhà Nguyên (1271), ngôi chùa bị hoả hoạn và bị thiêu rụi hoàn toàn, trên nền chùa chỉ còn lại độc nhất ngôi tháp. Đến đời đầu nhà Minh (1368), ngôi chùa được trùng tu lại và đổi tên là Chùa Thiên Ninh cho đến ngày nay. Nhà kiến trúc nổi tiếng Liu Eng Cheng đã từng đến đây khảo cứu và nhận định, ngôi tháp mà chúng ta đang thấy ngày nay được xây năm thứ 9 Đại Khang, nhà Liêu (1083).

Vào năm 1992, khi Tháp chùa Thiên Ninh đại trùng tu, các nhà khảo cứu đã phát hiện một tấm bia ghi lại niên đại xây dựng Tháp. Tấm bia này cho biết, tháp  đươc xây dựng từ năm thứ 9 đến năm thứ 10, Thiên khánh (từ 1119 đến 1120), thời nhà Liêu. Qua đó có thể thấy ngôi tháp cổ tại chùa đã tồn tại hơn 900 năm tuổi.

Tháp có gồm 13 tầng có hình bát giác được xây bằng gạch với tổng chiều cao là 57,8 mét. Đây được xem là ngôi tháp xây dựng bằng gạch cao nhất Bắc Kinh.

Vào thời nhà Liêu, tháp có nhiều tầng khác nhau, mỗi tháng vào ngày mùng 08, nhà chùa thắp nến, bày trí trang nghiêm để  khác thập phương bá tánh đến chiêm bái, lễ lạy và tham quan. Tháp chùa Thiên Ninh trở thành thắng cảnh nổi tiếng lúc bấy giờ. Toàn tháp treo rất nhiều chuông, tạo nên âm thanh rất đặc biệt nơi chốn thiền gia.

Nghệ thuật điêu khắc trên thân tháp chùa Thiên Ninh dựa trên tinh thần của kinh Viên giác. Ngoài ra, Kiến trúc của tháp, cách trang trí bên trong ngoài dựa theo ý nghĩa kinh Hoa nghiêm. Sự kết hợp hài hoà theo tinh thần của hai bộ kinh này thể hiện sự lớn mạnh của Hoa nghiêm Tông thời đó. Đây là sự kết hợp rất đặt biệt giữa Mật và Hiển Phật giáo .

Thời gian trôi qua, với nhiều thăng trầm của lịch sử Trung Quốc, các tác phẩm điêu khắc trên thân tháp đã bị hư hỏng nặng, nhưng cho đến hiện nay tháp chùa Thiện Ninh được xem là một những ngôi tháp còn lưu giữ những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật mang nhiều giá trị lịch sử  của Phật giáo Trung Quốc.

Em hãy tìm hiểu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến mà em yêu thích

Thập Tam Lăng

Em hãy tìm hiểu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến mà em yêu thích

Khu di tích Thập Tam Lăng tọa lạc ở chân núi Thiên Thọ thuộc huyện Xương Bình, cách Bắc Kinh 50km về phía Tây Bắc. Theo quan niệm của người xưa, vị trí hợp phong thủy phải là nơi hóa giải được ma quỷ và phong tà từ phương Bắc xuống.

Với dụng ý vinh danh triều đại của mình, 7 năm sau khi lên ngôi, Chu Đệ bắt đầu cho xây dựng khu lăng mộ Minh triều, về sau được biết đến với tên gọi “Minh triều Thập Tam Lăng”, là nơi yên nghỉ của 13 hoàng đế nhà Minh (hai vị hoàng đế đầu chôn ở Nam Kinh, và vị hoàng đế cuối cùng chôn ngay trong Tử Cấm Thành). Ngoài ra, theo sử cũ, còn có 23 hoàng hậu, 1 quý phi và 10 hoàng phi được an táng tại đó, có nhiều người bị tuẫn táng (chôn sống) theo phong tục của các hoàng đế đầu thời nhà Minh.

Ròng rã trong 235 năm, Thập Tam Lăng được xây dựng liên tiếp qua nhiều triều đại, từ thời Minh Thành Tổ Chu Đệ đến khi nhà Minh sụp đổ. Khu lăng tẩm này rộng hơn 40km2 với tường thành bao bọc (tổng độ dài 40 km). Lăng của mỗi hoàng đế năm trên một gò núi, bốn bề là cây cối tốt tươi, rất “chuẩn” và hòa hợp với thiên nhiên về mặt Phong Thủy; các lăng mộ nằm theo hướng Bắc - Nam, nối với nhau bằng một con đường mang tên Thần Lộ dài chừng một dặm (1,7 cây số), nằm giữa hai rặng núi Hổ Sơn và Long Sơn. Hai bên đường rợp bóng dương liễu tươi mát và có tới 36 tượng đá - cao gần 4 m, hình thù rất sinh động -, gồm bá quan văn võ, lính gác, voi, ngựa, lạc đà, sơn dương và những linh vật (long, lân, quy) để canh giữ lăng. Cổng đá vào lăng xây năm 1540 với vóc dáng bề thế: cao 14 mét, và rộng 19 mét.

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 20/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads