Trả lời:
Văn hoá Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và có giá trị to lớn đối với nhân loại.
Nổi bật nhất là sự ảnh hưởng của Phật giáo và Hin-đu giáo đối với đời sống xã hội con người.
Nghệ thuật kiến trúc giai đoạn này cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo, có nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo.
Văn học thời kì này phát triển phong phú với nhiều thể loại như sử thi, kịch thơ... Đây là thời kì phát triển rực rỡ của văn hào và thi ca Ấn Độ
- Chú trọng giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc bằng cách cho chép lại các bộ sử thi cổ đại hay xây dựng thư viện.
Văn hóa Ấn Độ là thứ chỉ chung tới hàng ngàn nền văn hóa riêng biệt và độc đáo của tất cả các tôn giáo và cộng đồng có mặt ở Ấn Độ. Ngôn ngữ, tôn giáo, khiêu vũ, âm nhạc, kiến trúc, thực phẩm và phong tục của Ấn Độ khác nhau từ nơi này đến nơi khác trong nước. Văn hóa Ấn Độ, thường được coi là sự pha trộn của một số nền văn hóa, trải dài khắp tiểu lục địa Ấn Độ và đã bị ảnh hưởng bởi một lịch sử đã có từ nhiều thiên niên kỷ. Nhiều yếu tố của các nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ, như tôn giáo, triết học, ẩm thực, ngôn ngữ, võ thuật, khiêu vũ, âm nhạc và điện ảnh Ấn Độ có tác động sâu sắc đến Ấn Độ, Đại Ấn Độ và thế giới.
- Trang phục truyền thống: Bạn có thể thấy những bộ trang phục Sari truyền thống với màu sắc tươi sáng, được trang trí bắt mắt, hấp dẫn qua những bộ phim truyền hình của Ấn Độ. Sari là trang phục thể hiện nét văn hóa Ấn Độ cũng giống như những chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam, Sari được những người phụ nữ Ấn Độ coi là bộ trang phục đẹp và thiêng liêng nhất. Khi mặc Sari, những người phụ nữ phải tuân thủ nguyên tắc là tuyệt đối không được lộ phần chân vì người Ấn quan niệm chân thể hiện địa vị cao thấp. Không chỉ thế, người mặc còn phải chọn những màu sắc phù hợp tùy theo hoàn cảnh của bản thân. Sari có kiểu dáng tương tự nhau nhưng tùy theo mức độ giàu có mà phụ nữ Ấn sẽ mặc những chất liệu khác nhau như tơ lụa dành cho người giàu có và vải bông sẽ dành cho những người có tầng lớp bình dân.
- Nhảy múa: Nếu ai từng theo dõi điện ảnh Ấn Độ chắc chắn đều ấn tượng với những vũ điệu quyến rũ và lời hát truyền cảm được thể hiện trong bộ phim. Người Ấn Độ cho rằng trong phim mà không có nhảy múa thì giống như ăn cà-ri mà không có ớt, sẽ trở nên nhạt nhẽo, không hấp dẫn. Trong thực tế, mỗi vùng của Ấn Độ đều có điệu múa mang bản sắc riêng tạo nét đặc trưng cho mảnh đất này.
- Nghệ thuật vẽ tay: Vẽ tay henna là một nét văn hóa Ấn Độ đặc trưng thường được thực hiện với mục đích tôn giáo hay trong những dịp lễ hội lớn. Vào những ngày cưới của Ấn Độ, tất cả các cô dâu đều có những hình vẽ henna trên tay và chân. Đây là một hình thức tượng trưng cho sự gắn bó sắt son của vợ và chồng, cho sự màu mỡ, sinh sôi nảy nở và tinh yêu đôi lứa. bền vững. Henna không chỉ làm đẹp cho cơ thể người phụ nữ mà nó còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc , mỗi hình vẽ như là lời chúc tốt đẹp mà mọi người dành tặng cho nhau. Chính vì những họa tiết độc đáo, sáng tạo và đầy ý nghĩa, henna đã nhanh chóng phổ biến ra khắp mọi nơi trên thế giới.
- Ẩm thực Ấn Độ:
Nhắc đến ẩm thực Ấn Độ, ta không thể không nhắc đến cari, một trong những nét đặc trưng nhất trong văn hóa ẩm thực của người Ấn. Cari là một trong những món ăn bắt nguồn từ Ấn Độ và được sáng tạo theo nhiều công thức khác nhau ở mỗi nước, tuy vậy cari của Ấn Độ luôn được đánh giá là ngon nhất với những công thức gia vị đặc biệt tạo nên những hương vị độc đáo, thơm cay riêng biệt.
Về văn hóa ăn uống, người Ấn Độ thường dùng tay hoặc đôi khi là thìa để ăn uống. Đặc biệt người Ấn Độ chỉ dùng tay phải để ăn.
Hầu hết có đến một nửa dân số Ấn Độ theo nhiều tôn giáo khác nhau ăn chay. Và không bao giờ ăn thịt, do đó các món ăn của Ấn hầu hết là món chay. Tuy vậy những món ăn này luôn có được những hương vị rất thơm ngon và độc đáo.
Văn hóa Ấn Độ là cái nôi của tôn giáo với hai tôn giáo lớn ba và thứ tư trên thế giới, là đạo Hindu và đạo Phật. Tôn giáo ở đây là hệ thống văn hóa Ấn Độ bao gồm cả tín ngưỡng và đức tin được thể hiện qua kinh sách, quan niệm đạo đức và tâm linh. Khoảng 84 phần trăm dân số Ấn Độ là người theo đạo Hindu, theo "Sổ tay Nghiên cứu về Phát triển và Tôn giáo,” được biên tập bởi Matthew Clarke (Nhà xuất bản Edward Elgar, 2013). Đạo Hindu có nhiều giáo phái khác nhau trong đó có bốn giáo phái chính – Shaiva, Vaishnava, Shakteya và Smarta.
Khoảng 13% người Ấn Độ theo đạo Hồi, đưa Ấn Độ trở thành một trong những quốc gia Hồi giáo lớn nhất trên thế giới. Những người theo đạo Thiên chúa và đạo Sikh chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân số, và theo "Sổ tay” số người theo đạo Phật và đạo Jain thậm chí còn ít hơn
Khoảng 80% dân số Ấn Độ theo đạo Hindu, 14,2% theo đạo Hồi, 2,3% theo đạo Thiên chúa, 1,7% theo đạo Ấn Độ và Hồi giáo, tạo nên nét đặc biệt của nền văn hóa Ấn Độ. Ở Ấn Độ còn có nhiều công trình kiến trúc, lăng mộ và lâu đài đồ sộ khác. Sikh và 2% là những tôn giáo khác. Chính sự đa dạng về tôn giáo đã tạo nên sự độc đáo của nền văn hóa Ấn Độ.