Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Em hãy nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Địa lý 6
- Ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống:
+ Mưa nhiều cung cấp đủ nước cho sản xuất và đời sống, nhưng nếu mưa quá nhiều sẽ gây nên lũ lụt, làm thiệt hại về sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường,…
+ Ít mưa hoặc không mưa sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, mất mùa,…
a) Nhiệt độ không khí và cách sử dụng nhiệt kế
- Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất.
- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế.
* Cách đo nhiệt độ không khí
- Đặt nhiệt kế cách mặt đất 1.5 m (có thể xê dịch trong khoảng 30 cm).
- Nhiệt kế được đặt trong bóng râm.
- Đặt nhiệt kế lên bề mặt cỏ hoặc bụi bẩn. Bê tông và mặt đường thu hút nhiều nhiệt hơn cỏ
- Che chắn cho nhiệt kế. Khi trời bắt đầu mưa ( nếu không muốn nhiệt kế bị hỏng )
=> Phải đo như vậy thì nhiệt độ đo được mới chính xác.
- Đặc điểm: Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt trong lều khí tượng sơn màu trắng, cách mặt đất 1,5 m.
- Thời gian đo: Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày (ở Việt Nam vào các thời điềm: 1, 7, 13, 19 giờ).
b) Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ
- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
- Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.
- Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.
a) Quá trình hình thành mây và mưa. Cách sử dụng ẩm kế
* Độ ẩm không khí
- Trong không khí có hơi nước.
- Hơi nước trong không khí tạo ra độ ẩm của không khí.
- Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí gọi là ẩm kế.
- Nhiệt độ không khí càng cao thì khả năng chứa hơi nước của không khí càng lớn.
- Lượng hơi nước trong không khí đã bão hoà hoặc hơi nước bốc lên cao hoặc hơi nước tiếp xúc vơi khối không khí lạnh sẽ ngưng tụ.
* Mây và mưa
- Mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất (hay trên bề mặt các hành tinh khác) mà có thể nhìn thấy.
- Hơi nước ngưng tụ tạo thành các giọt nước nhỏ (thông thường 0,01 mm) hay tinh thể nước đá, cùng với hàng tỷ giọt nước hay tinh thể nước đá nhỏ khác tạo thành mây mà con người có thể nhìn thấy. Mây phản xạ tương đương nhau toàn bộ các bước sóng ánh sáng nhìn thấy, do vậy có màu trắng, nhưng chúng ta cũng có thể nhìn thấy mây màu xám hay xanh nếu chúng quá dày hoặc quá đặc do ánh sáng không thể đi qua.
- Mưa là các giọt nước lỏng ngưng tụ từ hơi nước trong khí quyển rồi trở nên đủ nặng để rơi xuống đất dưới tác động của trọng lực. Là một thành phần quan trọng của vòng tuần hoàn nước, mưa tạo điều kiện sống phù hợp cho nhiều loại hệ sinh thái, cũng như cung cấp nước cho các hoạt động thủy điện và thủy lợi.
- Dụng cụ đo mưa là vũ kế. (Vũ kế là một dụng cụ được dùng bởi các nhà khí tượng học và thủy văn học để đo lượng mưa trong một khoảng thời gian.)
b) Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất
Tính lượng mưa trung bình của một địa phương
- Dụng cụ đo lượng mưa → thùng đo mưa (vũ kế). Đơn vị: mm.
- Cách tính lượng mưa trung bình:
+ Lượng mưa trung bình ngày = tổng số lượng mưa các lần trong ngày.
+ Lượng mưa trung bình tháng = tổng số lượng mưa các ngày trong tháng.
+ Lượng mưa trong năm = Tổng số lượng mưa 12 tháng.
+ Trung bình trung bình nhiều năm = lượng mưa nhiều năm/số năm.
* Phân bố
- Trên Trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.
- Mưa nhiều ở vùng xích đạo, mưa ít nhất: 2 vùng cực bắc và nam.
- Khu vực có lượng mưa nhiều từ 1000-2000 mm phân bố ở 2 bên đường Xích đạo.
- Khu vực ít mưa, lượng mưa trung bình < 200 mm tập trung ở vùng có vĩ độ cao.
- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều, giảm dần từ xích đạo về hai cực.