Đáp án chính xác và giải thích chi tiết, dễ hiểu cho câu hỏi: “Vận động tạo núi là vận động?” kèm kiến thức tham khảo bổ trợ hay nhất là tài liệu học tập hay và hữu ích dành cho các bạn học sinh. Cùng Top lời giải ôn tập tốt nhé!
A. Nâng lên, hạ xuống.
B. Phong hóa, bóc mòn.
C. Uốn nếp, đứt gãy.
D. Vận chuyển, bồi tụ.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Nâng lên, hạ xuống
Vận động tạo núi là vận động nâng lên, hạ xuống của lớp vỏ Trái Đất
Bảng so sánh quá trình nội sinh và ngoại sinh:
Nội sinh | Ngoại sinh | |
Khái niệm | Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất. | Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. |
Tác động | Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,... | Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới. |
Kết quả | Tạo ra các dạng địa hình lớn. | Tạo ra các dạng địa hình nhỏ. |
Xem thêm:
>>> Quá trình nội sinh và ngoại sinh khác nhau như thế nào?
- Nội lực là yếu tố chính trong quá trình thành tạo núi (sự xô vào nhau, tách xa nhau của các địa máng).
- Ngoài ra núi cũng chịu các tác động của quá trình ngoại sinh. Qua thời gian, dưới tác động của ngoại sinh (dòng chảy, gió, nhiệt độ,...) làm thay đối hình dạng của núi: các đỉnh núi tròn hơn, sườn núi bớt dốc, độ cao giảm xuống,...
Trái Đất có 2 vận động đó là vận động tự quay quang trục và vận động quay quanh Mặt Trời .
- Vận động tự quay quanh trục sinh ra các hệ quả sau:
+ Sự luân phiên ngày đêm;
+ Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngay quốc tế;
+ Sự lệch hướng của các vật thể;
- Vật động quay quanh Mặt Trời sinh ra các hệ quả sau:
+ Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời;
+ Các mùa trong năm;
+ Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
a. Hiện tượng tự quay của Trái Đất
Các thuyết địa tâm hệ và thuyết nhật tâm hệ
Do sự tự quay của Trái Đất miền nào cũng lần lượt được nhận ánh sáng Mặt Tròi rồi lại khuất vào bóng tối tạo nên quá trình kế tiếp liên tục giữa ngày và đêm. Do đó trên Trái Đất ta thấy được vòng tuần hoàn của Mặt trời và các vì sao trên bầu trời.
Vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên, nhà toán học Hy Lạp Pitagor đã biết Trái Đất tự quay quanh trục mà sinh ra ngày và đêm. Nhưng các nhà thiên văn học thòi thượng cổ vẫn giải thích hiện tượng ấy với giả thuyết rằng Trái Đất là trung tâm vũ trụ, Mặt Tròi và các tinh tú quay quanh Trái Đất. Quan niệm đó được nhà thiên văn học Ptôlêmê xây dựng thành học thuyết vào thế kỷ thứ II gọi là hệ thống “địa tâm” Ptôlêmê. Nhưng nếu chúng ta giả thuyết ngược lại là Mặt Trời và các tinh tú đứng yên mà chính Trái Đất tự quay quanh mình thì vẫn thấy Mặt Tròi và các tinh tú mọc và lặn như thế và trên Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Như vậy chuyển động của các tinh tú trên bầu trời là chuyển động biểu kiến.
Nhà thiên văn học Ba Lan Côpecnic (1473 – 1543) là người đầu tiên trong lịch sử nhận biết có cơ sỏ khoa học vận động tự quay của Trái Đất. Quan niệm của Côpecnic ngược lại với quan niệm của Ptôlêmê nên gọi là hệ thống “nhật tâm ” Côpecnic. Phát minh vĩ đại của Côpecnic đã bác bỏ quan niệm vũ trụ quan thần bí của nhà thờ Cơ đốc giáo và mở đường cho sự nhận thức thế giới theo quan điểm khoa học.
Những bằng chứng chủ yếu về sự tự quay của Trái Đ ất quanh Mặt Trời
– Trái Đất có hình dạng elipxoit, phình ra ở xích đạo và dẹt ở hai cực. Độ dẹt ấy chỉ có thể xuất hiện khi có sự tham gia của lực li tâm, lực này chỉ phát triển được ở vật thể
– Nơi nào trên Trái Đất, nếu treo một quả lắc dài có khả năng tự do dao động trong một mặt phẳng nào đó, sau khi xác định được hướng dao động đầu tiên, ta sẽ thấy rằng dần dần mặt phẳng dao động sẽ quay theo chiều kim đồng hồ (ở Bắc bán cầu). Thực ra, đấy là dao động biểu kiến, bề mặt dao động của quả lắc vẫn giữ nguyên không đổi mà chính Trái Đất dưới quả lắc đã quay từ tây sang đông.
Tốc độ góc quay của Trái Đất ở bất cứ điểm nào cũng như nhau và bằng 15°/giờ. Tốc độ tự quay của Trái Đất ở xích đạo là 464m/s và giảm dần từ xích đạo về hai cực. Tốc độ ở vĩ độ φ được tính theo công thức: V = 464 cos φ m/s.
b. Chuyển động xung quanh Mặt Trời
– Ngoài chuyển động tự quay quanh trục, Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn, có khoảng cách giữa hai tiêu điểm vào khoảng 5 triệu km.
– Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông với vận tốc rất lớn trung bình 28km/s. Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ.
– Vì quỹ đạo có hình elip nên trong khi chuyển động, có lúc Trái Đất ở gần Mặt Trời, có lúc ở xa Mặt Trời. Vị trí gần Mặt Trời nhất là điểm cận nhật, xa Mặt Trời nhất là điểm viễn nhật.
– Trái Đất đến điểm cận nhật thường vào ngày 3 tháng 1, lúc đó, nó cách xa Mặt Trời 147 triệu km, vận tốc của nó tăng lên đến 30,3 km/s. Trái Đất đến điểm viễn nhật thường vào ngày 5 tháng 7; khi đó nó cách Mặt Trời 152 triệu km và vận tốc giảm xuống còn 29,3 km/s.
– Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời), trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 66°33 và không đổi phương. Chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục… Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng
Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, chúng xảy ra song song và đồng thời tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt trái đất:
+ Nếu nội lực mạnh hơn ngoại lực thì trái đất thêm gồ gề.
+ Nếu nội lực mạnh bằng ngoại lực thì bề mặt trái đất hầu như không thay đổi.
+ Nếu nội lực yếu hơn ngoại lực thì địa hình ngày một san bằng.