logo

Em hãy giúp người cha viết lời xin lỗi tới con gái bé bỏng (đoạn văn dài khoảng 200 chữ)

Em hãy giúp người cha viết lời xin lỗi tới con gái bé bỏng (đoạn văn dài khoảng 200 chữ). Với dàn ý và các đoạn văn mẫu do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dưới đây, hi vọng các bạn sẽ có thêm nhiều tài liệu học tập hữu ích. Mời các bạn cùng tham khảo!


Yêu cầu chung:

* Hình thức:

- Đoạn văn ngắn 200 chữ.

- Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dich, quy nạp, tổng - phân - hợp, ...

- Nhập vai nhân vật người cha (thể hiện cách xưng hô trong đoạn văn).

* Nội dung: vì câu hỏi mở nên các em có thể tự do phát huy viết ra lời xin lỗi theo cách diễn đạt của mình, nhưng vẫn cần đảm bảo một số nội dung chính sau:

- Nêu lý do lời xin lỗi.

- Lồng ghép một số triết lý đúc rút.

- Diễn tả được cảm xúc, thái độ chân thành của cha đối với con gái.

Em hãy giúp người cha viết lời xin lỗi tới con gái bé bỏng (đoạn văn dài khoảng 200 chữ)

Đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi - Mẫu 1

Có ai đó đã từng nói: “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Quả thật như vậy, lời xin lỗi là cái cúi đầu, cái khoanh tay lễ phép và lời chân thành: cháu xin lỗi, em xin lỗi, bác xin lỗi, thầy xin lỗi. Nhưng trong cuộc sống này đã mấy ai làm được điều đó. Lời xin lỗi khi mình làm sai không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lòng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình trước hành động sai trái. Hành động của cậu bé 8 tuổi ở Hải Phòng lỡ làm vỡ gương ô tô đã viết giấy gửi lời xin lỗi và số điện thoại ngỏ ý đền bù cho chủ nhân chiếc ô tô để trước cổng trường mà báo chí đưa tin trong suốt thời gian qua khiến chúng ta phải suy ngẫm. Cho nên biết nói lời xin lỗi là một hành động lịch sự làm cuộc sống xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: cần phải nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân.


Đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi - Mẫu 2

Lời xin lỗi là một cách thức để con người nhận lỗi sai của mình. Tuy nhiên không phải lời xin lỗi nào cũng nhận được sự tha thứ bởi lẽ có lời xin lỗi đúng cách và có lời xin lỗi sai cách. Vậy lời xin lỗi đúng cách có nghĩa là gì? Đó là sự nhận lỗi của người làm sai một cách đúng nghĩa. Xin lỗi với thái độ tích cực, thái độ biết nhận lỗi và sửa sai. Cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại đòi hỏi con người phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thiện bản thân. Trong quá trình ấy, chúng ta không thể nào không tránh khỏi việc mắc những sai lầm. Chính vì vậy, chúng ta phải xin lỗi, phải biết nhận lỗi khi làm sai. Hơn nữa, nhận lỗi là một chuyện nhưng chúng ta phải biết khắc phục lỗi sai ấy chứ không phải lần sau lại tái phạm. Có những bạn còn có thái độ làm sai nhưng không biết nhận lỗi hoặc nói ra lời xin lỗi với một thái độ hết sức khó chịu, không sự tôn trọng. Thật là đáng trách. Xin lỗi - là một câu nói chúng ta có thể nói, thốt ra một cách dễ dàng nhưng xin lỗi sao cho đúng nghĩa thì không phải ai cũng làm được. Hơn hết, bạn - dù cho trong trường hợp nào, chưa biết là ai đúng ai sai thì trước hết hãy cứ nhận lỗi để mọi chuyện êm xuôi rồi bắt đầu giải quyết từng vấn đề. Bởi lẽ lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Thật vậy, chúng ta phải biết nhận lỗi khi mắc sai lầm và phải biết sửa sai, đừng bao giờ tái phạm.


Đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi - Mẫu 3

Lời xin lỗi là gì? Và tại sao ta phải nói lời xin lỗi? Trước hết, xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc, giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác. Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống. Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lý do gì. Lời xin lỗi được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định được điều trên thì đó là một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì. Vì vậy ta phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đổi lỗi lầm vừa qua. Ví dụ, khi bạn đánh mượn đồ người khác và lỡ đánh mất, lời xin lỗi sẽ truyền tải cho người khác rằng bạn biết lỗi và bạn sẽ cố gắng tìm lại món đồ ấy hoặc trao trả bằng thứ khác… hay bằng cách khác để chuộc lỗi.

>>> Xem thêm: Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về đức tính cương trực trong cuộc sống

icon-date
Xuất bản : 08/06/2022 - Cập nhật : 09/06/2022