Câu hỏi: Em cùng các bạn xem một bản tin thị trường và trả lời câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về sự biến động của giá cả một loại hàng hóa trên thị trường?
2. Theo em, những yếu tố nào trên thị trường tác động đến sự biến động giá cả của hàng hóa đó?
Trả lời:
1. Giá cả của một loại mặt hàng trên thị trường lên xuống không ổn định.
2. Những yếu tố tác động đến sự biến động giá cả đó là: cung cầu hàng hóa trên thị trường, sức mua của người tiêu dùng, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất,...
* Tìm hiểu về khái niệm của giá trị của hàng hóa và giá trị giao đổi của hàng hóa
Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.
Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động xã hội trung bình để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể thay đổi.
Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá:
+ Thứ nhất, đó là năng suất lao động.
+ Thứ hai, đó là cường độ lao động.
+ Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động.
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác, trên một cơ sở chung, cái chung đó là lao động (thời gian lao động và công sức lao động) được chứa đựng trong hàng hóa, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.
Định lượng giá trị: Tỷ lệ trao đổi tùy thuộc rất nhiều yếu tố:lao động hao phí của người sản xuất ,vị thế, độ bức xúc nhu cầu,thói quen tâm lý, quy định xã hội v.v., vì thế tỷ lệ trao đổi sẽ là ngẫu nhiên nhưng mang tính ổn định nhất định.
* Tìm hiểu về khái niệm sức mua và chỉ số giá tiêu dùng
Sức mua là khả năng mua được một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định của một đơn vị tiền tệ. Khi một đơn vị tiền tệ mua được càng nhiều hàng hóa, sức mua của nó càng cao và ngược lại. Khi giá cả tăng, sức mua của một đơn vị tiền tệ giảm xuống và ngược lại. Vì vậy, sức mua của đồng tiền có mối quan hệ trực tiếp với chỉ số giá tiêu dùng và có thể sử dụng để so sánh phúc lợi vật chất của con người giữa các thời kỳ khác nhau. Sức mua của đồng tiền có quan hệ tỷ lệ nghịch với chỉ số giá tiêu dùng.
Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP).
Tính toán chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam
Việc tính toán CPI ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền số để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001. Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999. Điều đáng chú ý là quyền số của nhóm hàng Lương thực - Thực phẩm chiếm tới 47,9% trong khi Văn hóa - Thể thao - Giải trí chỉ chiếm 3,8%.
>>> Xem trọn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường - Kết nối TT