Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Theo em, ở thông tin trên, giá cả thị trường đã thể hiện chức năng thông tin và chức năng phân bổ nguồn lực như thế nào?
2. Nhà nước đã sử dụng giá cả thị trường để quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế như thế nào? Tại sao giá cả thị trường là một công cụ để Nhà nước quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế?
Trả lời:
1.
Theo em, giá cả thị trường thể hiện chức năng thông tin và chức năng phân bố nguồn lực như:
- Cung cấp thông tin: để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
- Phân bố nguồn lực: góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung – cầu.
- Là công cụ để nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.
2.
Nhà nước đã thực hiện một số biện pháp để bình ổn giá, quy định áp trần giá, yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, các cửa hàng đại lí bán lẻ phải đăng kí cơ quan quản lí giá ở địa phương, công khai mức giá bán.
Vì giá cả thị trường thay đổi sẽ tác động đến đời sống xã hội nên việc sử dụng giá cả thị trường làm công cụ để Nhà nước quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế là vô cùng cần thiết.
* Tìm hiểu về nguồn lực của doanh nghiệp
Nguồn lực doanh nghiệp thường được dùng với thuật ngữ tiếng Anh “Business resources”. Có thể hiểu đó chính là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ khai thác những nguồn lực này để đem lại lợi ích kinh tế nhất định. Nguồn lực của doanh nghiệp hiện nay cũng được chia thành nguồn lực hữu hình (trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất, nhân viên,…) và nguồn lực vô hình (những kỹ năng, kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ xã hội,…).
Có một sự thật rằng một doanh nghiệp sở hữu nguồn lực càng mạnh thì tốc độ phát triển càng nhanh. Bởi vậy có thể thấy mỗi doanh nghiệp cần phải có phương pháp, kế hoạch sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả để từ đó hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai.
Những nguồn lực hướng tới việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển sẽ được chia ra thành hai loại nguồn lực:
- Nguồn lực trong nước (nội lực) sẽ bao gồm những yếu tố nội lực tồn tại sẵn có ngay trong nước như nguồn lao động, các loại khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên hay những cơ sở vật chất – kỹ thuật, thị trường phát triển tiềm năng. Ngoài ra còn có đường lối, chính sách, chủ trương về phát triển kinh tế, xã hội trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.
- Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực) sẽ bao gồm tất cả những nguồn lực có nguồn gốc từ bên ngoài, tác động mạnh tới sự phát triển của kinh tế – xã hội. Những nguồn lực này sẽ bao gồm các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thị trường các loại hàng hoá xuất nhập khẩu, quỹ đầu tư, viện trợ từ nước ngoài,…
Các vấn đề cần quan tâm khi phân bổ nguồn lực
- Các mục tiêu chiến lược không rõ ràng và không được phân bổ hợp lý trong ngắn hạn.
- Tư tưởng muốn bảo vệ quá đáng các nguồn lực do e sợ không dám chấp nhận rủi ro, mạo hiểm.
- Quá nhấn mạnh đến các mục tiêu tài chính ngắn hạn.
- Quan điểm thái độ của lãnh đạo doanh nghiệp không phù hợp với quan điểm của các nhà chuyên môn trong phân phối nguồn lực.