logo

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi: Ngành Dệt may Việt Nam đã chịu tác động gì từ cơ chế thị trường?

icon_facebook

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi: Ngành Dệt may Việt Nam đã chịu tác động gì từ cơ chế thị trường?

1. Ngành Dệt may Việt Nam đã chịu tác động gì từ cơ chế thị trường?

2. Điều gì đã giúp cho ngành Dệt may Việt Nam ngày càng trụ vững và phát triển?

Trả lời:

1. Ngành Dệt may Việt Nam đã chịu tác động từ cơ chế thị trường là:

- Sự cạnh tranh quyết liệt

- Nhu cầu khách hàng trong nước và ngoài nước

2. Điều đã giúp cho ngành dệt may Việt Nam ngày càng trụ vững và phát triển là: Nhờ nắm bắt và đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế thị trường, nỗ lực cải tiến, lợi nhuận không ngừng gia tăng. đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của nền kinh tế.

* Tìm hiểu về ngành Dệt may

Khái niệm 

Ngành dệt may là ngành công nghiệp liên quan ñến việc sản xuất sợi, dệt nhu ộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cu ối cùng là phân ph ối hàng may mặc tới tay người tiêu dùng.

Vai trò 

Ngành dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt; là một ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội. Ngoài ra ngành dệt may còn thúc đẩy phát triển nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.

Đặc điểm 

Dệt may là ngành cung cấp sản phẩm thiết yếu nên thị trường tiêu dùng là rất lớn. Chu kỳ sản xuất và sản phẩm thay đổi theo thời tiết và tùy thuộc vào thị hiếu tiêu dùng hay phong tục tập quán ăn mặc.

Là ngành sử dụng nhiều lao động nữ, không chỉ hỏi trình độ cao. Dệt may là ngành công nghiệp nhẹ, công nghệ bán tự động. 

Là ngành không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, phù hợp với tổ chức sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Trong sản xuất dệt may thị trường đầu vào chính là nguyên liệu bông, xơ, sợi hay vải, còn thị trường đầu ra thì rất đa dạng.

* Thực trạng của ngành Dệt may tại nước ta

Nhìn tổng thể về tình hình xuất khẩu ngành Dệt May trong những năm gần đây thấy rằng, tăng trưởng trong xuất khẩu của Ngành biến động theo xu hướng xuất khẩu chung của cả nước. Đáng chú ý, trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, nhưng xuất khẩu toàn ngành Dệt May vẫn cho thấy sự tăng trưởng nhảy vọt trong 9 tháng năm 2021 (tăng trưởng hình chữ V). Có được kết quả trên là do ngành Dệt May Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng để bắt kịp với xu hướng thế giới. Trong đó, nổi bật nhất là sự chủ động của các doanh nghiệp.

Trong những năm qua, ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, Dệt May là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi: Ngành Dệt may Việt Nam đã chịu tác động gì từ cơ chế thị trường?

* Giải pháp cơ bản đối với ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0

Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cho rằng, ngành Dệt May Việt Nam cần có những định hướng phù hợp trong bối cảnh CMCN 4.0, trong đó tập trung tự động hóa dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp theo phương châm “không tự động hóa bằng mọi giá”. Đồng thời, chuẩn bị nguồn lực (con người, vốn, công nghệ số, nền tảng công nghệ thông tin) để từng bước hiện đại hóa các khâu đã lựa chọn, phát triển công nghệ thân thiện môi trường. Ngành Dệt May cũng cần thay đổi phương thức kinh doanh, đổi mới cách quản lý và chuyển dần sang xu hướng khai thác thị trường nội địa, chú ý khai thác thị trường handmade, phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh (sợi - dệt - nhuộm - may). Ngoài ra, cần tập trung vào sản phẩm phức tạp, giá trị cao, tránh sản xuất các sản phẩm cơ bản và sản phẩm bằng vật liệu tự kết dính,…

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, các doanh nghiệp Dệt May trong nước cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp như sau:

+ Thứ nhất, đầu tư phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Dệt May. Ở thời điểm hiện tại, công nghệ may đã được kết hợp chặt chẽ với công nghệ chế tạo máy. Tuy nhiên, trong tương lai, ngành May mặc rất có thể còn được ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống quản lý điện toán đám mây, công nghệ AI,…

+ Thứ hai, từng bước đầu tư ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 trong ngành Dệt May. Cụ thể là, các doanh nghiệp cần đầu tư từng phần thiết bị sử dụng công nghệ số ở những khâu đơn giản, có tính lặp lại cao cho sản xuất các sản phẩm phức tạp, tính thời trang cao, như: áo jacket, veston, váy,… 

+ Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực. Song song với việc nâng cấp kiến thức và kỹ năng của nhân lực ngành Dệt May và Sợi dệt cần tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng CMCN 4.0 vào Ngành thông qua việc mở thêm các ngành đào tạo theo hướng liên ngành để tiếp cận CMCN 4.0, đào tạo đội ngũ giảng viên về công nghệ 4.0, nhà máy thông minh,…

>>> Xem trọn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường - Kết nối TT

icon-date
Xuất bản : 23/09/2022 - Cập nhật : 03/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads