logo

Đúng sai Sinh 12 Gene, RNA, phiên mã và dịch mã

icon_facebook

Tổng hợp 20 câu hỏi Đúng sai Sinh 12 DNA và tính toán DNA chi tiết, có đáp án kèm theo. Hệ thống câu hỏi đúng sai bám sát chương trình sách mới năm học 2024-2025.

Câu 1. Hình bên dưới mô tả các loại phân tử axit nucleic có trong tế bào:

 

Trong các nhận định dưới đây,  nhận định nào đúng hay sai? 

a. Phân tử (c) tham gia cấu tạo nên một bào quan có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.  đ 
b. Phân tử (a) có vai trò vận chuyển amino acid đến ribosome để thực hiện quá trình phiên mã.  đ 
c. Số liên kết hydrogen trong phân tử (d) là nhiều nhất trong 4 phân tử trên.  đ 
d. Phân tử (b) được dùng làm khuôn mẫu cho quá trình tổng hợp protein. đ

Câu 2. Hình bên mô tả quá trình phiên, hãy cho biết nhận định sau đúng hay sai?

a. Các chú thích: 1- đầu 5’; 2- đầu 5’; 3- đầu 3’; 4- đầu 5’; 5-đầu 3’.  đ 
b. Mạch DNA từ chú thích 1 đến 2 là mạch bổ sung  s
c. Y là RNA polymerase; Z là các ribonuleotide tự do đ 
d. Ở sinh vật nhân sơ, phân tử mRNA sau khi tổng hợp xong sẽ trực tiếp tham gia quá trình dịch mã đ

Câu 3. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về điểm giống nhau giữa cơ chế tự nhân đôi DNA và cơ chế tổng hợp RNA?

a. Enzyme tác động giống nhau.  s
b. 2 mạch DNA tách dọc hoàn toàn từ đầu đến cuối.  s
c. Sau khi được tổng hợp, phần lớn ở lại trong nhân.  s
d. Nucleotide trên mạch khuôn mẫu liên kết nucleotide tự do theo nguyên tắc bổ sung. đ 

Điểm giống nhau giữa cơ chế nhân đôi DNA và cơ chế tổng hợp RNA.
- a sai. Enzyme khác nhau: Phiên mã k cần có DNA polymeraza, ligase....
- b sai. Nhân đôi DNA tách dọc hoàn toàn từ đầu, còn phiên mã chỉ phiên mã 1 đoạn gene nào đó, 1 phần nhỏ của DNA. Sau khi tách ra và phiên mã xong, DNA xoắn trở lại thành 2 mạch luôn.
- c sai. Sau khi tổng hợp RNA sẽ đi ra ngoài tế bào chất để tổng hợp Protein.
- d đúng. Nhân đôi theo nguyên tắc A-T, G-C còn phiên mã cũng theo nguyên tắc bổ sung nhưng A-U, T-A, C-G, G-C.

Câu 4. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về đặc điểm có trong phiên mã mà không có trong nhân đôi của DNA trong nhân tế bào ở sinh vật nhân thực?

a. Quá trình diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.  s
b. Có sự tham gia xúc tác của enzyme polymerase.  s
c. Mạch mới được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.  s
d. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần. đ 

- a sai. Cả phiên mã và nhân đôi đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
- b sai. Phiên mã có sự tham gia của RNA pol, còn nhân đôi có sự tham gia của RNA pol và DNA pol.
- c sai. Mạch mới đều được tổng hợp theo chiều 5' → 3'.
- d đúng. Trong 1 chu kì tế bào, DNA nhân đôi 1 lần vào pha S kì trung gian, còn có thể phiên mã nhiều lần.

Câu 5. Polisome là một cấu trúc thường được phát hiện thấy trong tế bào khi nhiều ribosome cùng tiến hành sinh tổng hợp các chuỗi polypeptitde trên cùng một phân tử mRNA. Mô hình sau đây mô tả một cấu trúc polisome trong tế bào.

a. Các cấu trúc:   X: mARN,        Y: ribosome,        đ 
b. Z: chuỗi pôlipeptit,    T: tARN (hoặc tARN-aa) đ 
c. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng giúp tăng năng suất quá trình dịch mã. đ  
d. Chiều di chuyển của các cấu trúc Y từ phải sang trái.  s
D sai vì nhìn cấu trúc Z thì chiều di chuyển trái sang phải

Câu 6. Trong một tế bào nhân thực, khi nghiên cứu một đoạn DNA chỉ chứa một gene duy nhất, người ta thấy nó có thể tổng hợp ra nhiều phân tử mRNA trưởng thành khác nhau về cấu trúc hoá học. Mỗi giải thích sau là đúng hay sai?

a. Do quá trình cắt và nối các đoạn exon theo các cách khác nhau. đ 
b. Do đột biến trong quá trình tổng hợp mRNA.  s
c. Do quá trình điều hoà hoạt động gene.  s
d. Có hiện tượng mã thoái hóa.  s

Câu 7. Khi nói về chức năng của mRNA thì phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a. Kết hợp với protein tạo nên ribosome.  s
b. Mang thông tin mã hóa một phân tử tRNA.  s
c. Làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribosome. đ 
d. Như “một người phiên dịch” tham gia dịch mã.  s

- a sai. Kết hợp với Protein tạo nên ribosome là rRNA.
- b sai. Mang thông tin mã hóa một phân tử tRNA - gene (DNA).
- d sai. Người phiên dịch tham gia dịch mã là chức năng của tRNA.

Câu 8. Khi nói về gene cấu trúc thì phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc của gene, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.  s
b. Mỗi gene mã hoá protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotide: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc. đ 
c. Gene không phân mảnh là các gene có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá amino acid (intron). đ 
d. Phần lớn các gene của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá amino acid (exon) là các đoạn không mã hoá với amino acid (intron). đ 

Câu 9. Khi nói về quá trình phiên mã thì mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai?

a. RNA polymerase di chuyển trên mạch khuôn của gene theo chiều 5’-3’ và tổng hợp mạch 3’-5’ theo nguyên tắc bắt đôi bổ sung và dừng quá trình phiên mã khi gặp bộ ba kết thúc.  s
b. RNA polymerase di chuyển trên mạch khuôn của gene theo chiều 3’-5’ và tổng hợp mạch mới theo chiều 3’-5’ và dừng lại phiên mã khi gặp tín hiệu kết thúc.  s
c. RNA polymerase di chuyển trên mạch khuôn của gene và gặp bộ ba kết thúc thì nó dừng quá trình phiên mã.  s
d. RNA polymerase bắt đầu phiên mã khi nó gặp trình tự nucleotide đặc biệt nằm ở vùng điều hoà của gene. đ 

Câu 10. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về tác dụng của quá trình phiên mã?

a. Làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú và bền vững.  s
b. Truyền thông tin quy định cấu trúc của protein từ gene cấu trúc sang phân tử mRNA. đ 
c. Tạo ra nguyên liệu để cấu tạo nên các bào quan trong và ngoài tế bào.  s
d. Truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào kia trong quá phân bào.  s

Câu 11. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về quá trình phiên mã?

a. Chỉ một trong hai mạch của gene làm mạch khuôn trong quá trình phiên mã. đ 
b. Khi biết tỉ lệ % hay số lượng từng loại ribonucleotide trong phân tử mRNA ta suy ra được tỉ lệ % hay số lượng mỗi loại nucleotide của gene và ngược lại.  s
c. Mạch khuôn của gene có chiều 3'-5' còn mRNA được tổng hợp thì có chiều ngược lại 5'-3'. đ 
d. Tuỳ theo loại enzyme có lúc mạch thứ nhất, có lúc mạch thứ hai của gene được dùng làm mạch khuôn.  s

Câu 13. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về mã di truyền?

a. Tất cả các mã di truyền đều có tính thoái hoá.  s
b. Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mã hóa cho nhiều loại acid amine.  s
c. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại amino acid do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.  s
d. Mỗi mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại acid amine.  s

Câu 14. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về quá trình phiên mã?

a. Mạch mRNA mới được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’. đ 
b. Enzyme RNA polymerase gắn các nucleotide tự do lên mạch gốc của gene. đ 
c. Quá trình phiên mã giúp truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.  s
d. Quá trình phiên mã sẽ dừng lại khi enzyme RNA polymerase gặp tín hiệu ở vùng kết thúc của gene. đ 

Câu 15. Khi nói về mã di truyền, mỗi nhận định sau là đúng hay sai?

a. Trình tự sắp xếp các nucleotide trong gene qui định trình tự sắp xếp các amino acid trong chuỗi polypeptide. đ 
b. Các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền trừ một vài ngoại lệ. đ 
c. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và gối chồng lên nhau.  s
d. Hai bộ ba AUG và UGG không có tính thái hóa. đ 

Câu 16. Khi đề cập đến phiên mã ở sinh vật nhân chuẩn, mỗi nhận định sau là đúng hay sai?

a. RNA polymerase bắt đầu tổng hợp mRNA tại trình tự nhận biết trên mạch gốc mà enzyme này bám vào. đ 
b. Phiên mã kết thúc sau trình tự mã hoá. đ 
c. Phiên mã bắt đầu xảy ra trước trình tự mã hoá trên mạch gốc của gene. đ 
d. Phiên mã sẽ tạo ngay ra mRNA trưởng thành tham gia dịch mã.  s

Câu 17. Khi nói về bộ ba mở đầu (5' AUG 3') của mRNA ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a. Bộ ba mở đầu nằm ở đầu 3' của phân tử mRNA.  s
b. Bộ ba mở đầu không quy định tổng hợp acid amine.  s
c. Bộ ba mở đầu mang thông tin quy định tổng hợp amino acid Lysin.  s
d. Bộ ba mở đầu mang thông tin quy định amino acid methionine và là tín hiệu mở đầu cho quá trình dịch mã. đ 

Câu 18. Khi nói về sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã của gene trong nhân ở sinh vật nhân thực. Hãy cho biết mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai?

a. Thực hiện trên toàn bộ phân tử DNA.  s
b. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung. đ 
c. Cả hai quá trình trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.  s
d. Đều diễn ra có sự tiếp xúc của các enzyme DNA polymerase, emzyme cắt.  s

Câu 19. Khi nói về bộ ba mở đầu mRNA. Hãy cho biết mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai?

a. Trên mỗi phân tử mRNA chỉ có một bộ ba mở đầu, bộ ba này nằm ở đầu 3' của mRNA.  s
b. Trên mỗi phân tử mRNA có thể có nhiều bộ ba AUG. đ 
c. Trên mỗi phân tử mRNA bộ ba 5'AUG3' làm nhiệm vụ mở đầu dịch mã. đ 
d. Tất cả các bộ ba AUG ở trên mRNA đều làm nhiệm vụ mã mở đầu.   s

Câu 20. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về đặc điểm có cả ở quá trình nhân đôi DNA và quá trình phiên mã?

a. Đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. đ 
b. Sử dụng nucleotide làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp. đ 
c. Mạch mới được tổng hợp kéo dài theo chiều từ 5' đến 3'. đ 
d. Sử dụng cả hai mạch của DNA làm khuôn để tổng hợp mạch mới.  S

Tải toàn bộ file

Embed Google Docs with Download Options
icon-date
Xuất bản : 15/11/2024 - Cập nhật : 18/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads