Câu hỏi: Dựa vào hình 10.6, mô tả ba bước cơ bản trong cơ chế tác động của enzyme đến phản ứng mà nó xúc tác.
Lời giải:
Giai đoạn 1: Trung tâm hoạt động gắn với cơ chất để tạo phức hợp enzyme cơ chất.
Khi cơ chất liên kết vào, trung tâm hoạt động sẽ thay đổi đôi hình dạng để khớp với cơ chất (mô hình “khớp cảm ứng) tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất. Phức hợp này được tạo bởi các liên kết yếu, tạm thời nhằm tạo điều kiện cho sự biến đổi cơ chất nhanh chóng.
Giai đoạn 2: Enzyme tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm.
Khi phức hệ enzyme – cơ chất được hình thành, enzyme tiến hành cắt các liên kết có trong cơ chất để tạo thành sản phẩm
Giai đoạn 3: Sản phẩm được giải phóng, enzyme tiếp tục liên kết với cơ chất để tạo sản phẩm.
Sản phẩm sau khi được tạo thánh sẽ được giải phóng, enzyme sẽ tiếp tục gắn vào cơ chất khác để tiến hành biến đổi cơ chất.
Kiến thức về các loại enzyme tiêu hóa
1. Lipase
Lipase chịu trách nhiệm phân hủy chất béo thành axit béo và glycerol. Lipase là một enzyme tiêu hóa ở dạ dày và miệng với lượng nhỏ và lượng lớn hơn bởi tuyến tụy.
2. Protease
Protease còn được gọi là peptidase, enzyme phân giải protein, hoặc proteinase, các enzyme tiêu hóa này phân hủy protein thành các axit amin. Ngoài ra, chúng đóng một vai trò trong nhiều quá trình của cơ thể, bao gồm phân chia tế bào, đông máu và chức năng miễn dịch.Protease là một enzyme tiêu hóa ở dạ dày và tuyến tụy, gồm các dạng sau:
Pepsin: Pepsin được tiết ra bởi dạ dày để phân hủy protein thành các peptit, hoặc các nhóm axit amin nhỏ hơn, rồi bị phân hủy sâu hơn trong ruột non
Trypsin: Trypsin hình thành khi enzym do tuyến tụy tiết ra kết hợp với enzym trong ruột non. Sau đó, trypsin kích hoạt các enzym tuyến tụy bổ sung như carboxypeptidase và chymotrypsin, để hỗ trợ việc phá vỡ các peptide.
Chymotrypsin: Enzyme chymotrypsin phá vỡ các peptide thành các axit amin tự do để chúng được hấp thụ bởi thành ruột.
Carboxypeptidase A: Carboxypeptidase được tuyến tụy tiết ra, nó phân tách các peptit thành các axit amin riêng lẻ.
Carboxypeptidase B: Được tuyến tụy tiết ra, nó phân hủy các axit amin cơ bản.
3. Amylase
Amylase (/ˈæmɪleɪz/) là một enzyme mà xúc tác sự thủy phân của tinh bột (Latin amylum) thành đường. Amylase có trong nước bọt của con người và một số động vật có vú khác, nơi nó bắt đầu quá trình tiêu hóa hóa học. Thực phẩm có chứa một lượng lớn tinh bột nhưng ít đường, chẳng hạn như gạo và khoai tây, có thể có vị hơi ngọt khi chúng được nhai vì amylase làm biến đổi một phần tinh bột thành đường. Tuyến tụy và tuyến nước bọt tạo ra amylase (alpha amylase) để thủy phân tinh bột trong chế độ ăn uống thành disacarit và trisacarit được chuyển hóa bởi các enzyme khác thành glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
4. Maltase
Maltase được tiết ra bởi ruột non và có nhiệm vụ phân hủy maltose thành glucose để giải phóng năng lượng.
Trong quá trình tiêu hóa, tinh bột được amylase chuyển hóa một phần thành maltose. Sau đó, maltase chuyển maltose thành glucose được cơ thể sử dụng ngay hoặc được lưu trữ trong gan dưới dạng glycogen để sử dụng sau.