logo

Dựa vào các câu hỏi và gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng

- Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào?

- Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào?

Câu trả lời đúng nhất:

Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. Vì vậy những lá cây ở cành phía dưới nhận được ít ánh sáng hơn các lá của cành cây phía trên.

Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.

Để hiểu rõ hơn về tác động của ánh sáng với thực vật, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé:


1. Tại sao cây cần ánh sáng?

Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do có hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.

Cây sử dụng ánh sáng, nước và carbon dioxide để tạo ra đường, được chuyển đổi thành ATP (thứ cung cấp năng lượng cho mọi sinh vật) bằng hô hấp tế bào.

Chất diệp lục hấp thụ năng lượng mặt trời, Carbon dioxide đi vào lá thông qua các lỗ nhỏ. Rễ hút nước từ đất. Quang hợp là quá trình thu nhận năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ cho cây phát triển.

- Ví dụ 1:

Dựa vào các câu hỏi và gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng

+ Nhận xét: Cây có tính hướng sáng, ngọn cây sẽ hướng về phía có ánh sáng mạnh hơn  → ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của cây.

- Ví dụ 2: 

Dựa vào các câu hỏi và gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng

+ Nhận xét:

 Cây mọc xen trong rừng có thân cao và thẳng, cánh chỉ tập trung ở ngọn cây.

 Cây mọc nơi quang đãng thân thấp hơn, nhiều cành, tán rộng.→ ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái của cây.

+ Các cành phía dưới của cây trồng trong rừng sớm rụng vì các cành ở phía dưới tiếp nhận ít ánh sáng nên quang hợp kém  → tổng hợp được ít chất hữu cơ, tích lũy không đủ lượng tiêu hao hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới khô và héo dần và sớm rụng  → hiện tượng tự tỉa thưa.

- Kết luận:

+ Ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lí của cây.

Dựa vào các câu hỏi và gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng

>>> Xem thêm: Quang hợp xảy ra ở miền ánh sáng nào?


2. Phân loại thực vật

- Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tuỳ theo khả năng thích nghi cùa chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường:

+ Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống nơi quang đãng. Thực vật ưa sáng là những cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh, cường độ cao như: cây bưởi, bạch đàn, mít vải, nhãn,v.v..

Đặc điểm thực vật ưa sáng:

Lá của thực vật ưa sáng sẽ có kiến nhỏ hẹp màu xanh nhạt

Lá cây có tầng cutin dài và mô dầu phát triển hơn.

Thân cây thấp và số cành cây nhiều.

Thân cao thẳng càng tập trung ở phía ngọn.

Quang hợp mạnh khi ánh sáng nhiều.

Khả năng điều tiết của cây trong việc thoát hơi nước rất linh hoạt.

+ Nhóm cây ưa bóng: Theo định nghĩa của bộ môn Sinh Học, thực vật ưa bóng là những cây chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện có bóng che. Ví dụ: lá lốt, vạn niên, cây dương xỉ, trầu không, cây lưỡi hổ,v.v..

Đặc điểm thực vật ưa bóng:

Phiến lá lớn và màu xanh thẫm.

Lá có mô giậu kém phát triển.

Chiều cao của thân cũng bị hạn chế

Cường độ quang hợp của cây yếu nên lượng dinh dưỡng cũng như oxy khung cung cấp đủ cho cây.

Khả năng điều tiết thoát nước kém.

Sự giống và khác nhau của 2 loại cây này:

- Khác nhau về cấu tạo thân cây :

+ Ở nơi trống trải cây ưa sáng có thân thấp, nhiểu cành cây, tán lá rộng.

+ Cây ưa bóng có thân trung bình, số cành cây ít, tán lá rộng vừa phải.

- Lá cây :

+ Lá cây ưa sáng có phiến nhỏ và dày, có tầng cutin dày, mô giậu phát triển nhiều lớp tế bào, lá có màu nhạt.

+ Lá cây ưa bóng có phiến rộng và mỏng, không có lớp tế bào mô giậu hoặc mô giậu kém phát triển, màu xanh sẫm.

- Sự khác nhau về hoạt động sinh lí: Cây ưa sáng có cường độ quang hợp cao dưới điều kiện ánh sáng mạnh, cây ưa bóng có khả năng quang hợp ở ánh sáng yếu. Cường độ hô hấp của lá cây ưa sáng cao hơn lá trong bóng.


3. Ứng dụng trong sản xuất

- Trồng xen giữa cây ngô và cây đỗ: trồng đỗ dưới gốc các cây ngô giúp tăng năng suất và tiết kiệm thời gian, công sức, …

- Không trồng lúa dưới gốc cây tre.

----------------------

Như vậy, Top lời giải đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác động của ánh sáng với thực vật. Đồng thời cung cấp nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/05/2022 - Cập nhật : 25/05/2022