logo

Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Câu trả lời đúng nhất:

Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của nhiều loài động vật. Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và khả năng định hướng di chuyển trong không gian. Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Để hiểu rõ Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? Mời bạn đọc cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung dưới đây


Ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật

Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của nhiều loài động vật. Những ảnh hưởng có thể kể đến như:

- Ánh sáng giúp động vật định hướng được trong không gian.

+ Ví dụ: nhờ ánh sáng mà loài chim di cư có thể bay xa hàng nghìn kilomet đến nơi ấm áp tránh mùa động giá lạnh.

- Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động, sự sinh trưởng, sinh sản của động vật:

+ Nhịp điệu chiếu sáng ngày đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.

Ví dụ: có nhiều loài thú hoạt động ban ngày như bò, trâu, dê, cừu, … nhiều loài hoạt động ban đêm như chồn, cáo, sóc, …

+ Ảnh hưởng tới sinh sản: mùa xuân và mùa hè có ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim, mùa xuân những ngày thiếu sáng cá chép vẫn có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng mạnh.


Phân loại động vật

Người ta chia động vật thành 2 nhóm:

- Động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày. Ví dụ: một số loài thú như trâu, bò, cừu, dê, … Một số loài chim như khướu, chào mào, chích chòe, …

Ví dụ về đặc điểm thích nghi của sư tử - một loài động vật ưa sáng:

Sư tử ( tại vì loài động vật này hay đi săn mồi vào thời gian từ sáng đến chiều, còn tối thì nó ở hang để nghỉ ngơi )

Đặc điểm thích nghi: Khả năng săn mồi mạnh bạo của sư tử giúp nó dễ dàng thâu tóm được con mồi hơn với ánh sáng mặt trời, còn khi giữa đêm tối thì khả năng săn mồi của loài này bị hạn chế rất nhiều.

- Động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển. Ví dụ: một số loài động vật như chồn, sóc, cáo, … một số loài chim như vạc, sếu, cú mèo, …

Ví dụ về đặc điểm thích nghi của con dơi - một loài động vật ưa tối:

Con dơi (tại vì loài động vật này chỉ hay đi kiếm ăn vào ban đêm, còn thời gian còn lại trong ngày nó nằm nghỉ trong hang)

Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào

Đặc điểm thích nghi: Cánh của loài dơi có những đặc điểm riêng biệt giúp nó dễ kiếm mồi hơn vào ban đêm, ngoài ra dơi còn có đôi tai có khả năng truyền sóng âm giúp nó hoạt động dễ dàng hơn chỉ nhờ vào đôi tai, qua đó dễ đi bắt mồi hơn vào ban đêm.


Ứng dụng của ánh sáng trong chăn nuôi

- Tạo ngày nhân tạo để gà, vịt đẻ nhiều trứng.

- Chiếu sáng để cá đẻ trứng.

- Ví dụ về ứng dụng ánh sáng trong chăn nuôi gà:

Gà con mới nở đến 3 tuần tuổi, không chiếu sáng 24 tiếng liên tục; cứ 22 tiếng chiếu sáng thì có 2 tiếng trong bóng tối; từ 4 - 7 ngày tuổi chiếu 21 tiếng + 3 tiếng trong bóng tối; sáng tối ngắt quãng sẽ giúp gà nghỉ ngơi; đồng bộ các hoạt động của gà với việc ăn uống; lập thói quen ăn uống và hoạt động một cách tự nhiên cho gà, sẽ tăng tỷ lệ sống và tăng khối lượng gà; cải thiện phản ứng kháng thể với việc tiêm vaccine.

Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào

Từ 8 - 14 ngày tuổi nên chiếu sáng ngắt quãng: Chế độ 4 + 2 (4 tiếng sáng + 2 tiếng tối) xen kẽ nhau.

Sau 2 tuần tuổi, chỉ chiếu 10 tiếng/ngày. Sau 3 tuần, chỉ chiếu 8 tiếng/ngày. Khi gà chuẩn bị vào đẻ, tăng mỗi tuần 15 phút/ ngày. Ví dụ, gà chuyên trứng từ tuần 16 chiếu 8 tiếng 15 phút; tuần 17 chiếu 8 tiếng 30 phút, tăng lên như vậy cho đến khi đủ 16 tiếng/ngày. Lưu ý thời điểm bổ sung ánh sáng, tuyệt đối không chiếu sáng bổ sung vào buổi tối và nửa đêm, tức là không chiếu thêm vào lúc 18 - 20 giờ hàng ngày (để cho gà ngủ, hormone LH (gây rụng trứng) hoạt động); chỉ chiếu sáng bổ sung sau 2 giờ sáng.

Các loại gia cầm như vịt, ngan ngỗng, bồ câu, chim cút... chiếu sáng bổ sung vào buổi tối cho đến nửa đêm. Màu sắc, nên dùng ánh sáng trắng; các loại đèn, tia cực tím không ảnh hưởng đến năng suất trứng. Gia tăng ánh sáng đột ngột gây ra tỷ lệ đẻ cao hơn là tăng chậm.

Gà gần như mù màu xanh lá cây, nên sử dụng ánh sáng này khi gà mổ cắn nhau và khi bắt, tiêm phòng, dồn đàn, cắt mỏ để tránh đàn gà bị stress nặng. Cường độ ánh sáng tối thiểu 15 lux trong giai đoạn hậu bị là tối ưu cho sự phát triển cơ quan sinh dục và sản xuất trứng tiếp theo. Khi gà đẻ, có thể thấp hơn 30 - 60 lux, nhưng tối thiểu là 20 lux là đảm bảo phúc lợi.

>>> Xem thêm: Khi không có ánh sáng cây non mọc như thế nào?

-------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 25/05/2022 - Cập nhật : 29/11/2022