logo

Đơn phân của ARN bao gồm?

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Đơn phân của ARN bao gồm?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về  Sinh học 10 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Đơn phân của ARN bao gồm?

 A. A, T, U, X

 B. A, U, G, X

 C. A, T, X, G

 D. A, T, U, G

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. A, U, G, X

Đơn phân của ARN bao gồm: A, U, G, X

Giải thích: 

Mỗi đơn phân của ARN (ribonucleotit) có 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X), khác ở phân tử ADN là không có T mà thay bằng U.


Kiến thức tham khảo về đơn phân ARN

Đơn phân của ARN bao gồm?

1. ARN

+ ARN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit. Mỗi đơn phân (nuclêôtit) được cấu tạo từ 3 thành phần sau:

– Đường ribôluzơ: C5H10O5 (còn ở ADN là đường đềôxi ribôluzơ C5H10O4).

– Axit photphoric: H3PO4.

– 1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X).

+ Các nuclêôtit chỉ khác nhau bởi thành phần bazơ nitơ, nên người ta đặt tên của nuclêôtit theo tên bazơ nitơ mà nó mang.

+ ARN có cấu trúc mạch đơn:

– Các ribônuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa H3PO4 của ribônuclêôtit này với đường C5H10O5 của ribônuclêôtit kế tiếp. Tạo nên một chuỗi pôli nuclêôtit (kích thước của ARN ngắn hơn rất nhiều so với kích thước của ADN.

– Có 3 loại ARN:

– ARN thông tin (mARN): sao chép đúng một đoạn mạch ADN theo nguyên tắc bổ sung nhưng trong đó A thay cho T.

– ARN ribôxôm (rARN): là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.

– ARN vận chuyển (tARN): 1 mạch pôlinuclêôtit nhưng cuộn lại một đầu

+ Ở một đầu của tARN có bộ ba đối mã, gồm 3 nuclêôtit đặc hiệu đối diện với aa mà nó vận chuyển.

+ Đầu đối diện có vị trí gắn aa đặc hiệu.

– ARN thông tin: truyền đạt thông tin di truyền từ ADN (gen cấu trúc) tới ribôxôm.

– ARN vận chuyển: vận chuyển aa tương ứng tới ribôxôm (nơi tổng hợp protein).

– ARN ribôxôm: thành phần cấu tạo nên ribôxôm.


2. ADN

* Cấu trúc hoá học

- ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit (viết tắt là Nu).

- Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:

+ Đường đêoxiribôza: C5H10O4

+ Axit phốtphoric: H3PO4

+ Bazơ nitơ: 1 trong có 4 loại bazo nito là A, T, G, X.

- Các Nu liên kết với nhau theo một chiều xác định tạo nên một chuỗi polinuclêotit.

- Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết hidro giữa các bazo nito của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.

* Cấu trúc không gian

- Hai mạch đơn xoắn kép, song song và ngược chiều nhau.

- Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo nên những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.


3. Đơn phân là gì?

- Đơn phân là các phân tử tham gia cấu tạo nên các hợp chất đa phân.

- Ví dụ:

+ Đơn phân của ADN là các nucleotid

+ Đơn phân của protein là các acid amin

+ Đơn phân là đơn vị cấu tạo nên phân tử ADN vì phân tử ADN có cấu trúc đa phân


4. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Khi nói về chuỗi polinucleotit, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Nhiều nucleotit liên kết lại với nhau theo một chiều nhất định

B. Nhiều axit amin liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định

C. Nhiều bazo nito liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định

D. Nhiều phân tử axit nucleotit liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định

Câu 2: Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng:

A. Liên kết phốtphodieste

B. Liên kết hidro

C. Liên kết glicozo

D. Liên kết peptit

Câu 3: Khi nói về cấu trúc không gian của ADN, phát biểu nào sau đây là sai? 

A. Hai mạch của ADN xếp song song và ngược chiều nhau

B. Xoắn ngược chiều kim đồng hồ, đường kính vòng xoắn là 20Ao

C. Chiều dài của một chu kì xoắn là 3,4Ao gồm 10 cặp nucleotit

D. Các cặp bazo nito liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung

Câu 4: Liên kết phôtphodieste là liên kết giữa

A. Các axit phôtphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử ADN

B. Các nucleotit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN

C. Đường của nucleotit này với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN

D. Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử ADN

Câu 5: Axit nucleic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Nguyên tắc đa phân

B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân

C. Nguyên tắc bổ sung

D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân

Câu 6: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại adenin chiếm 30% và số nucleotit loại guanin chiếm 10% tổng số bucleotit của mạch. Số nucleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là: 

A. A= 450; T= 150; G= 750; X= 150

B. A= 750; T= 150; G= 150; X= 150

C. A= 150; T= 450; G= 750; X= 150

D. A= 450; T= 150; G= 150; X= 750

Câu 7: Một đoạn phân tử ADN có 1500 nucleotit. Trong đó, số nucleotit loại A chiếm 10%. Chiều dài và số liên kết hidro của đoạn ADN đó là

A. 2550 Ǻ và 2100 liên kết hidro

B. 2000 Ǻ và 1800 liên kết hidro

C. 2150 Ǻ và 1200 liên kết hidro

D. 2100 Ǻ và 1750 liên kết hidro

Câu 8: Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?

A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N

B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào

C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung

D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022