logo

Đọc phần cuối của bức thư. Nêu các ý chính của đoạn này... | Câu 3 trang 140 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (soạn 3 cách)

Câu 3 (trang 140 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Đọc phần cuối của bức thư.

a) Nêu các ý chính của đoạn này.

b) Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống, có gì khác với hai đoạn trên?

c) Nên hiểu thế nào về câu: Đất là Mẹ.

Soạn cách 1

Đọc đoạn văn còn lại, trả lời câu hỏi:

a. Mong muốn bất cứ ai trên trái đất này, cụ thể trên vùng đất này đều phải yêu quý, bảo vệ thiên nhiên như như bảo vệ mạng sống của mình.

b. Giống:

- Giọng văn ngọt ngào tha thiết thể hiện tình yêu với đất

- Sự trang trọng thể hiện tầm quan trọng

Khác:

- Xuất hiện nhiều câu cầu khiến, tác giả mong muốn thế hệ đi trước phải dạy bảo thế hệ sau

- Nhiều chân lý, bài học quý giá

c. Đất là Mẹ bởi đất tạo ra nguồn sống, nuôi dưỡng sự sống, duy trì sự sống

Soạn cách 2

Đoạn văn 3:

a. Ý chính: Lời căn dặn, lời khuyên về việc kính trọng, yêu quý đất đai.

b. Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này so với các đoạn trước:

- Giống nhau: đều sử dụng điệp ngữ, giọng văn truyền cảm.

- Khác nhau: Giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ hơn.

c.“Đất là Mẹ”

Nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết người với đất, đất bao bọc con người, đất là nguồn sống, con người phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ đất đai.

Soạn cách 3

a) Các ý chính của đoạn cuối của bức thư là:

- Yêu cầu Tổng thống Mĩ dạy những người da trắng kính trọng đất đai, biết bảo vệ môi trường mình đang sống, biết trân trọng bầu không khí mà mình đang hưởng...

- Yêu cầu Tổng thống Mĩ dạy cho những người da trắng biết coi đất Mẹ là Mẹ.

- Yêu cầu Tổng thống Mĩ khuyên bảo người da trắng bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình và cuộc sống của bản thân, của gia đình và của mọi người.

b) Cách hành văn và giọng điệu của đoạn này không có gì khác các đoạn trước là sử dụng điệp ngữ, nhưng ở đoạn này dứt khoát và mạnh mẽ hơn. Ở đây không đặt vấn đề "nếu ... thì" như ở đoạn trên, cũng không phân biệt, so sánh giữa người da trắng và người da đỏ. Tác giả khẳng định Đất là Mẹ. Điều gì xảy đến với đất cũng ảnh hưởng với đứa con của đất. Con người bảo vệ“ người Mẹ” là bảo vệ chính mình, bảo vệ cuộc sống của chính mình.

c) Câu “ Đất là mẹ” như khẳng định sự thân thuộc, gắn bó của người và đất. Đất là Mẹ ta  nên ta có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ Đất. Đất là Mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự che chở, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp cho con người có cái nhìn và cách hành xử đúng đắn với đất đai, biết bảo vệ và trân trọng mảnh đất quê hương hơn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021