Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Vầng trăng đỏ chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.
Vầng trăng đỏ
(Vũ Minh Tuấn)
Đã một lần tôi thấy trăng rất đỏ
Đêm công đồn đơn vị có thương vong
Khiêng đồng đội dưới vầng trăng máu ửa
Muôn là rừng muôn lệ mắt rưng rưng
Mỗi giọt trăng như giọt máu đỏ bầm
Rơi xuống con đường ngoằn ngoèo dốc núi
Nơi bờ vai đặt đồn khiêng đồng đội
Là bệ tì báng súng trận ngày mai...
Đất nước hôm nay hết bỏng giặc rồi
Vầng trăng trên đồi không còn đỏ rọi
Vầng trăng muôn đời lại in hình chú Cuội
Người lính trở về làng nhớ sắc đỏ năm xưa
(Trích "Tuyển tập thơ Hải Dương", NXB Hội nhà văn).
Câu 1. Bài thơ được viết với thể thơ gì? Phương thức biểu đạt của bài thơ
Câu 2. Nêu đề tài của bài thơ và hãy kể tên bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài này.
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai dòng thơ:
Mỗi giọt trăng như giọt máu đỏ bầm
Rơi xuống con đường ngoằn ngoèo dốc núi
Câu 4. Em hiểu ý nghĩa của dòng thơ “Người lính trở về làng nhớ sắc đỏ năm xưa" như thế nào?
Câu 1:
- Bài thơ được viết theo thể thơ: tám chữ
Câu 2:
- Đề tài: Chiến tranh và người lính
- Bài thơ chương trình Ngữ văn 9 cùng đề tài: Đồng chí, Tiểu đội xe không kính.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: so sánh
- Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm, làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.
+ Nhấn mạnh những hi sinh cao cả, những cống hiến không màng danh lợi của người lính - anh hùng dân tộc.
Câu 4:
- Câu thơ trên cho thấy tâm hồn, trái tim người lính luôn nhớ và hoài niệm về những hình ảnh thời chiến tranh. Họ nhớ về màu đỏ của màu cờ thiêng liêng, nhớ về những giọt máu của bản thân của đồng đội, đặc biệt nhớ về vầng trăng đỏ trên đỉnh đồi. Bức tranh thời chiến đó có lẽ đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ và đáng trân trọng nhất trong trái tim mỗi người lính.