logo

Đọc hiểu Viếng bạn (2 đề)

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Viếng bạn tự luận chi tiết giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

VIẾNG BẠN

Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ

Đứa nào bắn anh đó
Súng nào nhằm trúng anh
Khôn thiêng xin chỉ mặt
Gọi tên nó ra anh!

Tên nó là đế quốc?
Tên nó là thực dân?
Nó là thằng thổ phỉ?
Hay là đứa Việt gian?
Khóc anh không nước mắt
Mà lòng đau như thắt
Gọi anh chửa thành lời
Mà hàm răng dính chặt

Ở đây không gỗ ván
Vùi anh trong tấm chăn
Của đồng bào Cửa Ngăn
Tặng tôi ngày phân tán

Mai mốt bên cửa rừng
Anh có nghe súng nổ
Là chúng tôi đang cố
Tiêu diệt kẻ thù chung.

(Hoàng Lộc, trích trong tập phóng sự “Chặt gọng kìm Đường số 4”, 1950, NXB Vệ quốc quân)


Đọc hiểu Viếng bạn - Đề 1 

Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của văn bản? (1.0 điểm)

Câu 2: Xác định chủ thể trữ tình và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong văn bản? (1.0 điểm)

Câu 3: Xác định một biện pháp tu từ trong khổ thơ in đậm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy? (1.0 điểm)

Câu 4: Kể tên 01 bài thơ (tên tác giả – tên tác phẩm) viết về người lính chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954 mà em biết? (0.5 điểm)

Câu 5: Hình ảnh người lính chống Pháp hiện lên như thế nào trong văn bản? (1.0 điểm)
Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 -7 dòng nêu cảm nhận của em về tình đồng chí sau khi đọc văn bản? (1.5 điểm).

Đáp án

Câu 1: 

- Thể thơ của văn bản là: 5 chữ

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 

Câu 2: 

-  Chủ thể trữ tình: chủ thể ẩn, chủ thể trực tiếp “tôi”, “chúng tôi”.

- Cảm xúc của chủ thể trữ tình: lòng căm thù giặc và niềm tiếc thương, xót thương trước sự hi sinh của đồng đội mình. 

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ là: 

+ Câu hỏi tu từ: “Tên nó là đế quốc?”, “Tên nó là thực dân?”, “Nó là thằng thổ phỉ?”, “Hay là đứa Việt gian?”.

+ Liệt kê: “đế quốc, thực dân, thổ phỉ, Việt gian”

+ Điệp ngữ: “Tên nó là”.

- Tác dụng: Tăng sức gợi, làm cho sự diễn đạt của dòng thơ trở nên sinh động hơn, giàu tính biểu cảm. Nhấn mạnh và nêu bật về cảm xúc của người tác giả sự căm thù với những kẻ đã gây ra cái chết đau thương cho đồng đội.

Câu 4: 

- 01 bài thơ viết về người lính chống Pháp giai đoạn 1945 - 1954: Đồng Chí ( Chính Hữu )

Câu 5:

  -  Hình ảnh người lính chống Pháp được hiện lên trong văn bản là: một tình cảm thiêng liêng với tổ quốc, quyết vùng lên chống giặc, luôn yêu thương đồng đồng, xót thương khi chính đồng đội của mình bị thương, gục xuống chiến trường. Người lính phải trải qua nhiều đau thương, mất mát song vẫn luôn trọn lí tưởng tốt đẹp hướng về ngày được giải phóng hòa bình chiến đấu hết mình về đồng đội, vì đất nước, nhân dân...

Câu 6: 

    -Tình đồng chí là một chủ đề quen thuộc trong văn học Việt Nam, được thể hiện qua nhiều tác phẩm. Sau khi đọc văn bản, em cảm nhận được tình đồng chí là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, được hình thành trong những gian khổ, thử thách. Đó là tình cảm gắn kết những con người cùng chung lý tưởng, mục tiêu, cùng nhau chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc. Những người đồng đội cùng chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn, cùng động viên, khích lệ nhau vượt qua mọi thử thách. Dù ở rừng thiêng nước độc thiếu thốn đủ điều nhưng họ tin tưởng vào nhau, yêu thương nhau như anh em ruột thịt. Họ sẵn sàng hy sinh bản thân mình để bảo vệ đồng đội, bảo vệ Tổ quốc.


Đọc hiểu Viếng bạn - Đề 2

Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn (3) ?

Câu 2: Ý nghĩa nhan đề của bài thơ “ Viếng bạn” ?

Câu 3: Vẻ đẹp của người lính được thể hiện như thế nào qua khổ cuối của bài thơ.

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong khổ thơ sau:

“Tên nó là đế quốc?
Tên nó là thực dân?
Nó là thằng thổ phỉ?
Hay là đứa Việt gian?”

Câu 5: Anh/chị hiểu như thế nào về khổ thơ sau: “Ở đây không gỗ ván/Vùi anh trong tấm chăn/Của đồng bào Cửa Ngăn/Tặng tôi ngày phân tán” ?

Đáp án

Câu 1: 

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (3) là: Điệp từ “ Tên nó là ”

Câu 2: 

- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Viếng Bạn: Hành động của tác giả đến thăm người đã khuất để tỏ lòng tiếc thương, kính trọng với người bạn - đội đội của mình năm xưa trên chiến trường. Khơi gợi nhiều suy ngẫm về tình cảm thiêng liêng giữa đồng đội với nhau, nhan đề “Viếng bạn” như bao quát hết toàn bài, đồng thời cho thấy lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với hy sinh to lớn của người bạn lính. 

Câu 3:

-  Vẻ đẹp người lính được thể hiện qua khổ cuối đoạn thơ là: khung cảnh nơi chiến trường mà người đã gục xuống nằm đó trông ra cánh của rừng nhìn thấy đồng đội mình thay nhau quyết tâm chiến đấu, chống giặc. Lời hứa của tác giả với người lính sẽ còn tiếp tục chiến đấu thể hiện thành công tâm trạng và ý chí của người lính. Đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng, người linh hy sinh vì mục đích cao cả. Tuy người lính hy sinh vẫn tin tưởng vào sự chiến thắng của đồng đội, xem đồng đội như chính bản thân mình.

Câu 4: 

- Liệt kê: đế quốc, thực dân, thằng thổ phỉ, đứa Việt gian.

- Tác dụng: Tăng sức gợi cho người đọc thấy được bản chất của kẻ thù là đa dạng, xâm lược, tàn ác. Chúng không chỉ là đế quốc mà còn là thổ phỉ, Việt gian, gieo rắc đau khổ cho nhân dân Việt Nam. Phép liệt kê tạo nhịp điệu dồn dập, tăng tính biểu cảm cho câu thơ, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về sự tàn ác của kẻ thù. Qua phép liệt kê, tác giả đã thể hiện sự căm phẫn, căm thù đối với kẻ thù, đồng thời khơi gợi lòng căm thù trong lòng người đọc, thôi thúc họ đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Câu 5:

- Khổ thơ: “Ở đây không gỗ ván/Vùi anh trong tấm chăn/Của đồng bào Cửa Ngăn/Tặng tôi ngày phân tán” có thể được hiểu: Khung cảnh đơn hiếu thốn, hành động chôn cất tạm bợ, sử dụng tấm chăn thay cho quan tài, thể hiện sự thiếu thốn và gian khổ của người dân trong chiến tranh. Chi tiết cho biết tấm chăn do người dân địa phương tặng, thể hiện sự đùm bọc, sẻ chia của đồng bào đối với người lính. Nhắc lại ngày chia tay, gợi nhớ về tình cảm đồng đội gắn bó, keo sơn. Tác giả thể hiện nỗi tiếc thương vô hạn trước sự hy sinh của đồng đội, đồng thời khẳng định tình cảm đồng đội thiêng liêng, gắn bó, keo sơn.

icon-date
Xuất bản : 15/04/2024 - Cập nhật : 16/04/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads