Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Về bên mẹ chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
VỀ BÊN MẸ
(Đặng Minh Mai)
Về bên mẹ thấy lòng ấm quá
Bao ngày qua vất vả dòng đời
Hôm nay về lại bên người
Rưng rưng dòng lệ nghẹn lời trong con
Thấy mẹ khoẻ và còn minh mẫn
Tim con vui sướng nhất mẹ à!
Giang vòng tay rộng bao la
Ôm con mẹ nói sao mà nhớ ghê
Con đã lớn nhưng về bên mẹ
Con thấy mình thơ trẻ quá thôi
Muốn lời ru mẹ bên nôi
Đắm chìm âu yếm trong đôi mắt cười
Cảm ơn lắm cuộc đời có mẹ
Chở che con lúc bé khi già
Mẹ dành ơn nghĩa thiết tha
Yêu con thương cháu ngày qua tháng dài
Dẫu cuộc sống trang đài nhung gấm
Không sánh bằng hơi ẩm mẹ ta
Con về bên mẹ hát ca
Bao nhiêu cực nhọc trôi xa hết rồi.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Tự do
D. Thơ bảy chữ
Câu 3. Hai dòng thơ: “Con về bên mẹ hát ca/Bao nhiêu cực nhọc trôi xa hết rồi.” được gieo theo vần:
A. Gieo vần chân
B. Gieo vần hỗn hợp
C. Gieo vần lưng
D. Gieo vần tự do
Câu 4. Hai dòng thơ “ Dẫu cuộc sống trang đài nhung gấm/Không sánhbằng hơi ấm mẹ ta” được ngắt theo nhịp:
A. Nhịp 2/2/3
B. Nhịp 3/4
C. Nhịp 1/3/3
D. Nhịp 2/3/2
Câu 5. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong khổ thơ cuối của bài thơ?
A. Nhân hóa
B. Chơi chữ
C. Điệp ngữ
D. So sánh
Câu 6. Nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người mẹ trong hoàn cảnh nào?
A. Người con đi xa, trở về nhà thăm mẹ; cảm thấy ấm áp, sung sướng, hạnh phúc vì mẹ khoẻ và còn minh mẫn.
B. Người con đi xa, trở về nhà thăm mẹ; cảm thấy bùi ngùi, xót xa vì mẹ đã già yếu, không còn minh mẫn nhận ra con.
C. Người con đi xa, trở về thăm mẹ nhưng mẹ già đã khuất bóng, chỉ còn lại cảnh vật thân quen quê nhà gắn với những kỉ niệm thơ ấu bên mẹ.
D. Người con đi xa, trở về nhà thăm mẹ; thương xót mẹ đã già yếu mà vẫn vất vả mưu sinh.
Câu 7. Vì sao khi về bên mẹ nhà thơ lại thấy “vui sướng nhất”?
A. Được mẹ ôm vào lòng.
B. Thấy mình trở nên thơ trẻ.
C. Thấy mẹ khỏe và còn minh mẫn.
D. Được mẹ hát ru như ngày nào.
Trả lời câu hỏi
Câu 1.
A. Biểu cảm
Câu 2.
B. Song thất lục bát
Câu 3.
A. Gieo vần chân
Câu 4.
D. Nhịp 2/3/2
Câu 5.
D. So sánh
Câu 6.
A. Người con đi xa, trở về nhà thăm mẹ; cảm thấy ấm áp, sung sướng, hạnh phúc vì mẹ khoẻ và còn minh mẫn.
Câu 7.
C. Thấy mẹ khỏe và còn minh mẫn
Câu 8.
D. Bài thơ thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc vô bờ của người con khi trở về thăm mẹ, được sống trong vòng tay yêu thương, ấm áp nghĩa tình của mẹ.
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu cảm nhận của em về câu thơ mở đầu bài thơ: “Về bên mẹ thấy lòng ấm quá”?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong khổ thơ thứ ba của bài thơ.
Câu 3. Bài thơ “Về bên mẹ” của nhà thơ Đặng Minh Mai đã gửi đến cho em bức thông điệp gì?
Câu 4. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Cảm ơn lắm cuộc đời có mẹ
Chở che con lúc bé khi già
Mẹ dành ơn nghĩa thiết tha
Yêu con thương cháu ngày qua tháng dài
Trả lời câu hỏi
Câu 1.
- Thể thơ: Song thất lục bát
- Câu thơ mở đầu "Về bên mẹ thấy lòng ấm quá" đã gợi lên cảm giác ấm áp, hạnh phúc khi người con trở về với mẹ sau thời gian xa cách. "Lòng ấm" không chỉ là sự ấm áp về mặt thể xác mà còn là cảm giác bình yên, an lành trong tâm hồn. Câu thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của người con đối với mẹ, nơi tình yêu và sự chăm sóc của mẹ luôn là nơi trú ẩn vững chắc, là nguồn động viên lớn lao trong cuộc đời mỗi người. Cảm giác "ấm quá" như một lời tỏ bày niềm hạnh phúc, sự mãn nguyện khi được trở về với tình thương yêu vô bờ bến của mẹ.
Câu 2.
- Biện pháp tu từ điệp vần "ôi" trong câu "Con thấy mình thơ trẻ quá thôi / Muốn lời ru mẹ bên nôi" có tác dụng:
- Giúp cho câu thơ có nhịp điệu đều đặn, sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình và cảm xúc.
- Nhấn mạnh khao khát, ước ao được trở về tuổi thơ để nghe lời ru ngọt ngào của mẹ.
Qua đây thể hiện sự trân trọng, yêu mến của tác giả đối với tình cảm thiêng liêng của mẹ.
Câu 3.
Bài thơ "Về bên mẹ" của nhà thơ Đặng Minh Mai gửi đến độc giả bức thông điệp về tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ và giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù người con đã lớn và đi xa, nhưng tình cảm với mẹ luôn là sâu đậm, không thể thay thế. Bài thơ cũng nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn đối với mẹ, người luôn luôn chăm sóc, che chở và hy sinh cho chúng ta, đồng thời khẳng định rằng sự ấm áp, yêu thương từ mẹ là điều quý giá nhất trong cuộc đời
Câu 4.
Qua khổ thơ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với tình yêu và sự hy sinh vô bờ bến của mẹ. Từ khi còn bé cho đến khi trưởng thành, mẹ luôn là người chở che, bảo vệ con, yêu thương và chăm sóc từng ngày. Lời "Cảm ơn lắm cuộc đời có mẹ" như một lời tri ân chân thành gửi đến mẹ, khẳng định rằng mẹ là nguồn động lực, là tình yêu vô điều kiện trong cuộc đời. Qua đó, không chỉ thể hiện tình cảm gia đình mà còn làm nổi bật giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, sự chăm sóc, yêu thương của mẹ đối với con cái dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Câu 1. Nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người mẹ trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Hai dòng thơ: "Con về bên mẹ hát ca/ Bao nhiêu cực nhọc trôi xa hết rồi" được gieo theo vần ở những tiếng nào? Đó là vần gì?
Câu 3. Hai dòng thơ: “Dẫu cuộc sống trang đài nhung gấm/ Không sánh bằng hơi ấm mẹ ta" sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4. Bài thơ “Về bên mẹ" của nhà thơ Đặng Minh Mai đã gửi đến cho em bức thông điệp gì? (Học sinh trình bày 2 bức thông điệp mà nhà thơ gửi gắm qua bài thơ).
Câu 5. Bài thơ gợi nhắc đến cảm giác hạnh phúc của con khi được trở về bên mẹ. Còn với bản thân, em mong ước được nhận những điều gì khi trở về nhà, trở về bên những người thân yêu trong gia đình sau mỗi ngày tan học?
Trả lời câu hỏi
Câu 1.
Nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người mẹ trong hoàn cảnh: Về thăm mẹ sau một thời gian đi làm ăn xa.
Câu 2.
Hai dòng thơ "Con về bên mẹ hát ca / Bao nhiêu cực nhọc trôi xa hết rồi" được gieo theo vần chân. Vần chân của hai câu thơ này là "a".
Câu 3.
Hai câu thơ "Dẫu cuộc sống trang đài nhung gấm / Không sánh bằng hơi ấm mẹ ta" sử dụng biện pháp tu từ so sánh ngang bằng. Tác giả so sánh "hơi ấm mẹ ta" với những thứ vật chất cao sang như "trang đài", "nhung gấm", nhằm nhấn mạnh giá trị vô giá của tình mẫu tử. Tình yêu thương của mẹ quý giá hơn bất kỳ thứ vật chất nào, mang lại cho con sự ấm áp, an toàn và hạnh phúc. Phép so sánh này cũng tạo hiệu quả nghệ thuật, làm cho ý thơ trở nên sâu sắc và ấn tượng hơn
Câu 4.
Bài thơ "Về Bên Mẹ" của Đặng Minh Mai đã truyền tải hai thông điệp quan trọng:
- Thông điệp thứ nhất: Bài thơ tôn vinh tình mẫu tử thiêng liêng và sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ dành cho con cái. Tác giả sử dụng những hình ảnh như "lòng ấm," "dòng lệ nghẹn lời," "ôm con," "nhớ ghê!" để thể hiện sự biết ơn và trân trọng của người con đối với mẹ. Thông điệp này nhắc nhở chúng ta về giá trị gia đình, đặc biệt là vai trò của mẹ trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ con cái.
- Thông điệp thứ hai: Bài thơ cũng khắc họa những khó khăn, vất vả mà người mẹ phải đối mặt trong cuộc sống. Hình ảnh "vất vả dòng đời" phản ánh sự hy sinh thầm lặng của mẹ và khẳng định sức mạnh, nghị lực phi thường của họ. Thông điệp này khuyến khích chúng ta biết ơn, tôn trọng và chăm sóc mẹ mình tốt hơn
Câu 5.
Bài thơ gợi lên cảm xúc hạnh phúc và sự an toàn của người con khi được trở về bên mẹ. Với em, sau những ngày dài học tập, điều em mong ước nhất là được nhìn thấy nụ cười hạnh phúc trong bữa cơm sum vầy cùng gia đình. Quây quần bên nhau, những nụ cười ấy đã xóa tan mọi áp lực. Em cảm thấy vui vẻ lạ thường dưới ánh nắng ấm áp đó. Đây chính là hạnh phúc giản đơn, dễ tìm nhưng khó kiếm nhất trong cuộc sống.