logo

Đọc hiểu Trèo lên cây khế nửa ngày (3 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Trèo lên cây khế nửa ngày hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

Mình ơi ! Có nhớ ta chăng?

Ta như sao Vượt chờ chăng giữa trời.


Đọc hiểu Trèo lên cây khế nửa ngày - Đề số 1

Đọc hiểu Trèo lên cây khế nửa ngày

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai? Vì đâu mà nhân vật trữ tình có tâm trạng chua xót?

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ về từ, điệp ngữ và nêu ý nghĩa hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó trong bài ca dao.

Câu 3. Các hình ảnh Mặt trăng, Mặt trời, Sao Hôm, sao Mai, sao Vượt đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình?

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về chữ chờ trong bài ca dao.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là chàng trai. Nhân vật trữ tình có tâm trạng chua xót vì tình yêu bị xa cách. 

Câu 2. Biện pháp tu từ trong đoạn trích trên là: 

+ Ẩn dụ: Mặt trời, sao Vượt (ẩn dụ cho chàng trai); Mặt trăng (ẩn dụ cho cô gái). 

+ So sánh: Ta như sao Vượt chờ chăng giữa trời. 

+ Điệp ngữ: sánh với.

Câu 3. 

Các hình ảnh Mặt trăng, Mặt trời, Sao Hôm, sao Mai, sao Vượt trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình có tác dụng bộc lộ tâm trạng của nhân vật. 

Câu 4. 

Chờ đợi là hạnh phúc. Chữ chờ khép lại đoạn trích đã cho thấy tình yêu cao cả của chàng trai giành cho cô gái. Đó là sự chờ đợi trong vô vọng mà không biết bao giờ có thể gặp mặt. Chữ chờ trong bài cũng thể hiện sự chua xót, đắng cay và ngậm ngùi trong tình yêu của chàng trai. Chắc chắn đó là mỗi tình cảm động và đẹp đẽ. Qua đó, nhân vật trữ tình muốn gửi đến cho mọi người những thông điệp về tình yêu đẹp đẽ.


Đọc hiểu Trèo lên cây khế nửa ngày - Đề số 2

Đọc hiểu Trèo lên cây khế nửa ngày (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của bài ca dao. 

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai? 

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu "Mặt trăng sánh với một trời/ Sao Hôm sánh với sao Mai chẳng chẳng? 

Câu 4. Từ biện pháp tu từ xác định ở trên, em hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuận.

Câu 5. Các hình ảnh Mặt trăng, Mặt trời, Sao Hôm, sao Mai sao Vượt đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình? 

Câu 6. Em hãy nêu nội dung bài ca dao.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Thể thơ của bài ca dao là: Lục bát.

Câu 2. 

Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là chàng trai. 

Câu 3. 

Biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu "Mặt trăng sánh với một trời/ Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng là ẩn dụ và so sánh.

Câu 4. 

Hai biện pháp nghệ thuật trên đã giúp cho câu ca dao trở nên sinh động hơn.

Câu 5. 

Các hình ảnh Mặt trăng, Mặt trời, Sao Hôm, sao Mai sao Vượt đã giúp cho việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình được rõ ràng hơn. Nó giúp cho người đọc thấy được nỗi đau khi tình yêu bị xa cách của chàng trai.

Câu 6. 

Nội dung bài ca dao là: Thể hiện nỗi nhớ của chàng trai giành cho tình yêu của mình và khẳng định sự thủy chung trong tình yêu. 


Đọc hiểu Trèo lên cây khế nửa ngày - Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 2: Trong đoạn trích nhân vật trữ tình là ai? 

Câu 3: Chỉ ra những chi tiết diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tỉnh trong đoạn trích.

Câu 4: Nêu hiệu quả của biện pháp so sánh được sử dụng trong câu : "Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” 

Câu 5: Anh Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu ca dao sau: 

Mặt trăng sánh với mặt trời

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

Câu 6: Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm.

Câu 2: 

Trong đoạn trích nhân vật trữ tình là chàng trai.

Câu 3: 

Những chi tiết diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích là: chua xót, nhớ, chờ.

Câu 4: 

Hiệu quả của biện pháp so sánh được sử dụng trong câu : "Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” là: Thể hiện nỗi nhớ mong của chàng trai đến người yêu của mình.

Câu 5: 

Mặt trăng sánh với mặt trời

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

Câu ca dao trên cho thấy rằng mọi vật trên đời đều có đôi có cặp, đều tương xứng với nhau. Vậy tại sao hai người chúng ta lại phải chịu cảnh xa cách như vậy.

Câu 6:

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích là một tâm trạng chua xót, đắng cay khi tình yêu bị chia lìa.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Trèo lên cây khế nửa ngày. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 23/12/2022 - Cập nhật : 29/06/2023