logo

Đọc hiểu Thần mưa (5 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Thần mưa hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Thần mưa - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tật hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội.

Bức xúc vì hạn hán kéo dài, ngày kia có một con Cóc kéo binh đoàn Gấu, Cọp, Cua, Gà và Ong lên thiên đình kiện Trời, đánh binh đoàn nhà trời tơi tả, đến Thần Sét cũng bại trận tan tành. Trời phải đích thân ra nghênh tiếp, và phát hiện ra Thần Mưa đã ngủ quên cả năm trời. Trời cuống quýt sai Thần Mưa xuống hạ giới làm mưa gấp. Rồi dặn Cóc rằng hễ trời hạn hán thì hãy nghiến răng, Trời sẽ biết mà làm mưa. Từ đó có câu:

"Con cóc là cậu ông trời

Ai mà đánh nó thì trời đánh cho"

Sau vụ đó, Trời nhận ra công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay.

Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại.

Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặc biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai. Thần Gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trỗi dậy, đưa cá chép ào ào vượt qua cả ba đợt sóng tới Vũ Môn nhả ngọc hóa rồng. Do đó mà trong dân gian đã có câu ca dao về việc cá chép hóa rồng.

"Mồng ba cá đi ăn thề

Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn"

Khi trời đất mới sinh, thì chính Trời phải làm mưa cho dân sự làm ăn. Sau vì khó nhọc quá. Trời không làm lấy mưa nữa. Trời mới sai Rồng lấy nước phun xuống làm ra mưa.

Nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho điều hòa khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm Rồng gọi là thì Rồng Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thủy Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc. đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sống. Sau có con cá rô nhảy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhẩy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi, thì gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sống, vào lọt cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa Rồng phun nước làm ra mưa.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Về phương diện thể loại, văn bản trên giống văn bản nào đã học và hãy chỉ những điểm giống nhau đó?

Câu 2.  Anh/ chị ấn tượng nhất với chi tiết kì ảo nào trong văn bản trên? Vì sao?

Câu 3.  Anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Về phương diện thể loại, văn bản trên giống văn bản Thần Trụ trời, thần Sét và thần Gió đã học 

Những điểm giống nhau đó là:

+ Đều có những yếu tố tưởng tượng kì ảo.

+ Đều nói về những vị thần.

Câu 2.  

Chi tiết kì ảo nào trong văn bản trên em ấn tượng nhất là: Bức xúc vì hạn hán kéo dài, ngày kia có một con Cóc kéo binh đoàn Gấu, Cọp, Cua, Gà và Ong lên thiên đình kiện Trời, đánh binh đoàn nhà trời tơi tả, đến Thần Sét cũng bại trận tan tành.

Đây là chi tiết vừa kì ảo, vừa dễ thương. Và đó cũng chính là lý do ra đời câu chuyện Cóc kiện Trời.

Câu 3.  

Bài học em rút ra được cho bản thân sau khi đọc văn bản là: Không nên quên những việc quan trọng vì những việc đó không chỉ ảnh hưởng đến mình mà còn ảnh hưởng đến người khác.


Đọc hiểu Thần mưa - Đề số 2

Đọc hiểu Thần mưa

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích thần mưa có hình dáng tính cách và công việc như thế nào.

Câu 3. Tại sao lại có cuộc thi vượt vũ môn.

Câu 4. Nhận xét cuộc thi vượt vũ môn, các con vật đã trải qua cuộc thi như thế nào.

Câu 5. Mục đích của việc tác giả kể về cá rô, tôm và cá chép là gì.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là ngôi thứ 3.

Câu 2. 

Theo đoạn trích, Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giỏi hút nước biển, nước sống vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa có tính hay quên. Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết.

Câu 3. 

Có cuộc thi vượt vũ môn là vì công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. 

Câu 4. 

Cuộc thi vượt vũ môn gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa Rồng. Đây là một cuộc thi rất khó và có rất nhiều loài bị loại

Câu 5. 

Mục đích của việc tác giả kể về cá rô, tôm và cá chép là làm nổi bật thêm về các loài tham gia thi.


Đọc hiểu Thần mưa - Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Câu truyện trên thuộc thể loại thần thoại nào dưới đây?

A. Thần thoại suy nguyên.

B. Thần thoại kể về loài người

C. Thần thoại sáng tạo

D. Thần thoại kể về loại vật.

Câu 2: Theo em, đâu là nhân vật chính của câu chuyện?

A. Ngọc hoàng

B. Thần mưa

C. Cá chép

D. Cóc

Câu 3: Chi tiết thần mưa hay quên nhằm mục đích gì?

A. Thể hiện tư duy vạn vật hữu linh (vạn vật đều có linh hồn như con người).

B. Thể hiện sự nhận thức vạn vật của người cổ đại và sự sáng tạo của họ

C. Lý giải các hiện tượng tự nhiên như hạn hán hay lũ lụt.

D. Thể hiện đánh giá của con người về thế giới thần linh: Thần linh cũng có sai lầm.

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng với văn bản trên?

A. Truyện kết thúc đặc biệt: kết thúc bằng một câu thơ

B. Truyện mang yếu tố kì ảo với nhân vật chính có năng lực siêu nhiên.

C. Truyện đã cắt nghĩa, lý giải về các hiện tượng tự nhiên dưới tư duy của người cổ đại.

D. Truyện sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để làm nổi bật nội dung chính của truyện.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Câu truyện trên thuộc thể loại thần thoại nào dưới đây?

A. Thần thoại suy nguyên.

B. Thần thoại kể về loài người

C. Thần thoại sáng tạo

D. Thần thoại kể về loại vật.

Đáp án: A

Câu 2: Theo em, đâu là nhân vật chính của câu chuyện?

A. Ngọc hoàng

B. Thần mưa

C. Cá chép

D. Cóc

Đáp án: B

Câu 3: Chi tiết thần mưa hay quên nhằm mục đích gì?

A. Thể hiện tư duy vạn vật hữu linh (vạn vật đều có linh hồn như con người).

B. Thể hiện sự nhận thức vạn vật của người cổ đại và sự sáng tạo của họ

C. Lý giải các hiện tượng tự nhiên như hạn hán hay lũ lụt.

D. Thể hiện đánh giá của con người về thế giới thần linh: Thần linh cũng có sai lầm.

Đáp án: C

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng với văn bản trên?

A. Truyện kết thúc đặc biệt: kết thúc bằng một câu thơ

B. Truyện mang yếu tố kì ảo với nhân vật chính có năng lực siêu nhiên.

C. Truyện đã cắt nghĩa, lý giải về các hiện tượng tự nhiên dưới tư duy của người cổ đại.

D. Truyện sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để làm nổi bật nội dung chính của truyện.

Đáp án: D


Đọc hiểu Thần mưa - Đề số 4

Đọc hiểu Thần mưa (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra 02 chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích và ý nghĩa của chúng?

Câu 2. Qua đoạn trích, hãy nhận xét về tình cảm, thái độ của người xưa với thế giới tự nhiên.

Câu 3. Nêu cảm nhận về một chi tiết mà em thấy ấn tượng nhất? (trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng).

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

02 chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích là: 

+ Bức xúc vì hạn hán kéo dài, ngày kia có một con Cóc kéo binh đoàn Gấu, Cọp, Cua, Gà và Ong lên thiên đình kiện Trời, đánh binh đoàn nhà trời tơi tả, đến Thần Sét cũng bại trận tan tành. 

+ Cá chép đỗ, vây đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa Rồng phun nước làm ra mưa.

→ Ý nghĩa: Góp phần làm cho câu chuyện thêm sinh động và thú vị hơn.

Câu 2. 

Qua đoạn trích, có thể thấy người xưa rất tin vào tâm linh và những chi tiết hoang đường kì ảo.

Câu 3. 

Nêu cảm nhận về một chi tiết mà em thấy ấn tượng nhất? (trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng).

      Trong câu chuyện trên, chi tiết em thấy ấn tượng nhất là “Bức xúc vì hạn hán kéo dài, ngày kia có một con Cóc kéo binh đoàn Gấu, Cọp, Cua, Gà và Ong lên thiên đình kiện Trời, đánh binh đoàn nhà trời tơi tả, đến Thần Sét cũng bại trận tan tành”. Đây là một chi tiết rất đáng yêu. Chỉ bằng những con vật nhỏ bé, từ những cn vật biết bay đến con vật không biết bay mà có thể lên được trên thiên đình và đánh nhau với các vị thần.


Đọc hiểu Thần mưa - Đề số 5

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? 

Câu 2. Hãy nhận xét về đặc điểm không gian trong truyện “Thần Mưa”.

Câu 3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh, câu văn miêu tả hình dạng của thần Mưa.

Câu 4. Nêu diễn biến của các sự kiện chính trong truyện.

Câu 5. Theo em, nội dung của truyện “Thần Mưa” được tác giả dân gian xây dựng dựa trên cơ sở nào.

Câu 6. Nêu nội dung bao quát của truyện “Thần Mưa.

Câu 7. Chủ đề của truyện Thần Mưa là gi? 

Câu 8. Theo em, tác giả dân gian đã gửi gắm khát vọng gì qua việc xây dựng hình ảnh thần Mưa? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Văn bản trên thuộc thể loại truyện thần thoại.

Câu 2. 

Đặc điểm không gian trong truyện “Thần Mưa” cũng là những yếu tố tưởng tượng kì ảo.

Câu 3. 

Những từ ngữ, hình ảnh, câu văn miêu tả hình dạng của thần Mưa là:

+ Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giỏi hút nước biển, nước sống vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. 

+ Thần Mưa có tính hay quên. Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết.

Câu 4. 

Diễn biến của các sự kiện chính trong truyện là:

+ Giới thiệu khái quát về thần mưa và công việc của thần. 

+ Do thần Mưa hay quên nhiệm vụ của mình nên dưới trần gian thường hạn hạn. Do đó, các con vật phải kéo nhau lên thiên đình để làm cho ra nhẽ.

+ Do chỉ có một mình mà khối lượng công viễ thì nặng nên triều đình tổ chức cuộc thi tìm người giúp thần Mưa đỡ đần công việc.

+ Cuộc thi rất khó, rất nhiều loài vật bị loại và cá chép là người thắng cuộc.

Câu 5. 

Theo em, nội dung của truyện “Thần Mưa” được tác giả dân gian xây dựng dựa trên đặc điểm của sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên.

Câu 6. 

Nội dung bao quát của truyện “Thần Mưa là: Kể khái quát về thần Mưa và cuộc thi tuyển chọn loài vật hóa rồng.

Câu 7. 

Chủ đề của truyện Thần Mưa là: Lí giải về nguồn gốc của mưa và sự tích cá chép hóa rồng.

Câu 8. 

Theo em, tác giả dân gian đã lý giải về các hiện tượng tự nhiên thông qua câu chuyện này.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Thần mưa. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 23/12/2022 - Cập nhật : 29/06/2023