logo

Đọc hiểu Thân em như củ ấu gai (4 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Thân em như củ ấu gai hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem!

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.


Đọc hiểu Thân em như củ ấu gai - Đề số 1

Đọc hiểu Thân em như củ ấu gai

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chủ thể than thân trong bài ca dao là ai? Người đó tự so sánh mình với cái gì?

Câu 2. Xác định phép đối, phép lặp cú pháp và nêu ý nghĩa hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong bài ca dao.

Câu 3. Tác giả dân gian dùng động từ nếm có dụng ý gì?

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về cái đẹp của con người trong cuộc sống.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Chủ thể than thân trong bài ca dao là: cô gái. 

Người đó tự so sánh mình với củ ấu gai.

Câu 2. 

Phép đối và phép lặp cú pháp trong đoạn thơ là: Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Câu 3. 

Tác giả dân gian dùng động từ nếm có dụng ý: Thể hiện sự tự hào về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách trong trắng của mình. 

Câu 4. 

      Cái đẹp của con người không chỉ thể hiện ở bên ngoài mà còn thể hiện ở bên trong. Đối với em, nét đẹp tâm hồn mới là quan trọng nhất. Vẻ đẹp bên ngoài còn có thể chỉnh sửa, thay đổi được. Những vẻ đẹp tâm hông mới là thứ khó thay đổi và thể hiện mình là con người như nào. Người mà có vẻ đẹp bên ngoài đẹp nhưng tâm địa xấu xa, xấu tính thì sẽ không được mọi người yêu quý bằng người có vẻ ngoài không được đẹp nhưng tâm địa trong sáng, lương thiện, tốt bụng, sống có tình nghĩa.


Đọc hiểu Thân em như củ ấu gai - Đề số 2

Đọc hiểu Thân em như củ ấu gai (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt.

Câu 2. Xác định biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng.

Câu 3. Nội dung chính hai văn bản.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Thể thơ đoạn ca dao trên: lục bát.

Phương thức biểu đạt là: biểu cảm.

Câu 2. 

Biện pháp nghệ thuật trong đoạn ca dao là: So sánh (Thân em như củ ấu gai).

→ Tác dụng: Nhấn mạnh hình tượng người phụ nữ nhỏ bé và đáng quý.

Câu 3. 

Nội dung chính của văn bản là: Nói lên thân phận bất hạnh của người phụ nữ qua đó cũng làm nổi bật vẻ đẹp thuần khiết và trong sạch của tâm hồn của những người phụ nữ.


Đọc hiểu Thân em như củ ấu gai - Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Bài ca dao trên thuộc loại ca dao gì?

Câu 2. Đó là lời của ai?

Câu 3. Người đó nói về điều gì? 

Câu 4. Vì sao người đó lại nói như vậy?

Câu 5. Hãy chỉ ra nét nghệ thuật đặc trưng của bài ca dao.

Câu 6. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Bài ca dao trên thuộc loại ca dao than thân tha thương.

Câu 2. 

Đó là lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ.

Câu 3. 

Người đó nói về số phận hẩm hiu, bấp bênh và sự nhỏ bé của mình.

Câu 4. 

Người đó lại nói như vậy để chứng minh bản thân mình nhỏ bé và trong sạch, thuần khiết như nào.

Câu 5. 

Nét nghệ thuật đặc trưng của bài ca dao là: So sánh.

Câu 6. 

Hiệu quả nghệ thuật là muốn nhấn mạnh vào vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ thời phong kiến xưa.


Đọc hiểu Thân em như củ ấu gai - Đề số 4

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể loại của ngữ liệu trên. Ngữ liệu trên được viết bằng thể thơ gì?

Câu 2. Cho biết nội dung của ngữ liệu.

Câu 3. Từ “ngọt bùi” là từ ghép đẳng lập hay từ ghép chính phụ?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Thể loại của ngữ liệu trên là ca dao. Ngữ liệu trên được viết bằng thể thơ lục bát.

Câu 2. 

Nội dung của ngữ liệu là miêu tả thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Câu 3. 

Từ “ngọt bùi” là từ ghép đẳng lập.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Thân em như củ ấu gai. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 22/12/2022 - Cập nhật : 29/06/2023